Quy định về đấu nối vào quốc lộ

Đấu nối vào quốc lộ theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 117/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 39/2021/TT-BGTVT ngày 31/12/2021 của Bộ GTVT Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT- BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cụ thể như sau:

Khoản 2 Điều 1 Nghị định 117/2021/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2021 của chính phủ sửa đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 29 như sau:

“Điều 29. Đấu nối vào quốc lộ

1. Các đường đấu nối vào quốc lộ bao gồm:

a) Đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị;

b) Đường chuyên dùng;

c) Đường gom;

d) Đường từ các khu vực, công trình phục vụ quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế – xã hội.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt các điểm đấu nối vào quốc lộ phù hợp với các quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tuân thủ nguyên tắc, yêu cầu đấu nối theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; chịu trách nhiệm về việc thực hiện đấu nối bảo đảm giao thông an toàn và khả năng thông hành của tuyến đường.

Trường hợp điểm đấu nối nằm trong khu vực có địa hình khó khăn trong việc xây dựng đường gom do hành lang đường bộ bị chia cắt như núi cao, vực sâu, sông, suối, đường sắt và các chướng ngại vật khác khó khăn trong việc di dời hoặc điểm đấu nối từ các công trình phục vụ an ninh, quốc phòng, công trình trọng điểm quốc gia, công trình quan trọng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu đấu nối vào quốc lộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi có ý kiến của Bộ Giao thông vận tải.

Trường hợp điểm đấu nối nằm trong phạm vi dự án quốc lộ đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi có ý kiến thống nhất của cơ quan có thẩm quyền của dự án đối tác công tư.

3. Việc thiết kế, xây dựng nút giao điểm đấu nối phải tuân thủ theo yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu thiết kế đường ô tô hiện hành, bảo đảm khả năng thông hành và an toàn giao thông.

4. Đường từ nhà ở chỉ được đấu nối vào quốc lộ thông qua đường nhánh, đường gom. Khi hình thành hoặc mở rộng địa giới hành chính của đô thị, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải sử dụng hệ thống đường địa phương hiện có hoặc xây dựng đường gom dọc theo quốc lộ nhằm giảm thiểu tối đa việc đấu nối trực tiếp vào quốc lộ.

5. Đối với dự án quốc lộ được xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo, nắn chỉnh tuyến hoặc xây dựng tuyến tránh, ngay từ bước lập dự án, chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án phải căn cứ vào các quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt để xác định vị trí và quy mô của nút giao của đường nhánh đấu nối vào quốc lộ.

6. Căn cứ quyết định phê duyệt điểm đấu nối vào quốc lộ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức, cá nhân được giao sử dụng điểm đấu nối lập và gửi hồ sơ đến cơ quan đường bộ có thẩm quyền xem xét, chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông của điểm đấu nối vào quốc lộ.

7. Việc quản lý, sử dụng đất để làm đường nhánh đấu nối vào quốc lộ quy định tại Điều này phải tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai.”.

Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 39/2021/TT-BGTVT ngày 31/12/2021 của Bộ GTVT Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT- BGTVT

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 20 như sau:

“Điều 20. Đấu nối vào quốc lộ

1. Nguyên tắc đấu nối vào quốc lộ

a) Việc đấu nối vào quốc lộ phải phù hợp với các quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Không đấu nối vào đường cao tốc, đường dẫn thuộc phạm vi nút giao của đường cao tốc, đường cao tốc đã được xây dựng phân kỳ đầu tư;

c) Không đấu nối vào tuyến, đoạn tuyến quốc lộ đã được quy hoạch là đường cao tốc trừ trường hợp đặc biệt gồm: Dự án nhóm A (quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 8 Luật Đầu tư công), dự án quan trọng quốc gia; các trường hợp này sẽ được kết nối vào đường gom, đường bên khi tuyến, đoạn tuyến quốc lộ được xây dựng, hoàn thiện theo tiêu chuẩn đường cao tốc;

Điều 8 Luật Đầu tư công

Điều 8. Tiêu chí phân loại dự án nhóm A

Trừ dự án quan trọng quốc gia quy định tại Điều 7 của Luật này, dự án thuộc một trong các tiêu chí sau đây là dự án nhóm A:

1. Dự án không phân biệt tổng mức đầu tư thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh có mức độ tuyệt mật;

b) Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ;

c) Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;

2. Dự án có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:

a) Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ;

b) Công nghiệp điện;

c) Khai thác dầu khí;

d) Hóa chất, phân bón, xi măng;

đ) Chế tạo máy, luyện kim;

e) Khai thác, chế biến khoáng sản;

g) Xây dựng khu nhà ở;

3. Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:

a) Giao thông, trừ dự án quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

b) Thủy lợi;

c) Cấp thoát nước, xử lý rác thải và công trình hạ tầng kỹ thuật khác;

d) Kỹ thuật điện;

đ) Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử;

e) Hóa dược;

g) Sản xuất vật liệu, trừ dự án quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;

h) Công trình cơ khí, trừ dự án quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;

i) Bưu chính, viễn thông;

4. Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.000 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:

a) Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản;

b) Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên;

c) Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới;

d) Công nghiệp, trừ dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này;

5. Dự án có tổng mức đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:

a) Y tế, văn hóa, giáo dục;

b) Nghiên cứu khoa học, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình;

c) Kho tàng;

d) Du lịch, thể dục thể thao;

đ) Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà ở quy định tại điểm g khoản 2 Điều này;

e) Dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trừ dự án quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.

d) Không đấu nối trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của cầu, hầm đường bộ, cầu phao đường bộ, bến phà đường bộ;

đ) Không đấu nối, sử dụng chung nút giao đường sắt với quốc lộ.

2. Yêu cầu đấu nối vào quốc lộ

a) Đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối theo quy định tại Điều 21 của Thông tư này;

Điều 21. Khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối vào quốc lộ

4. Sửa đổi, bổ sung Điều 21 như sau:

“Điều 21. Khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối vào quốc lộ

1. Đối với đoạn tuyến quốc lộ nằm trong phạm vi địa giới hành chính của nội thành, nội thị (phường, thị trấn), khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối không nhỏ hơn trị số tối thiểu giữa hai đường theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng.

Trường hợp hình thành, mở rộng địa giới hành chính của nội thành, nội thị (phường, thị trấn), khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối liền kề thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Đối với đoạn tuyến quốc lộ nằm ngoài khu vực nội thành, nội thị, khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối như sau:

a) Đối với các tuyến quốc lộ không có dải phân cách giữa, khoảng cách giữa các điểm đấu nối liền kề cùng phía dọc theo một bên tuyến được xác định theo cấp quy hoạch của đoạn tuyến quốc lộ, cụ thể như sau: đối với đường cấp III không nhỏ hơn 1.500 mét, đối với đường cấp IV trở xuống không nhỏ hơn 1.000 mét”.

b) Đối với các tuyến quốc lộ có dải phân cách giữa, có đủ quỹ đất để xây dựng làn chuyển tốc (phương tiện qua nút giao chỉ rẽ phải), khoảng cách giữa các điểm đấu nối liền kề cùng phía dọc theo một bên tuyến được xác định theo cấp quy hoạch của đoạn tuyến dọc quốc lộ, cụ thể như sau: đối với tuyến đường cấp I, cấp II không nhỏ hơn 2.000 mét; đường cấp III trở xuống không nhỏ hơn 1.000 mét.

b) Có đủ quỹ đất để thiết kế, xây dựng làn chuyển tốc, làn dừng xe chờ rẽ trái và các yêu cầu kỹ thuật khác của nút giao theo yêu cầu của tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô hiện hành;

c) Không đấu nối vào bụng đường cong nằm có bán kính đường cong nhỏ hơn bán kính đường cong tối thiểu thông thường theo cấp đường quy hoạch; lưng đường cong có bố trí siêu cao; trong đoạn đường dốc có độ dốc dọc lớn hơn độ dốc dọc lớn nhất theo cấp đường đang khai thác; trong khu vực địa hình không bảo đảm tầm nhìn lái xe.

3. Thiết kế nút giao đấu nối vào quốc lộ phải tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành về yêu cầu thiết kế đường ô tô, đảm bảo an toàn giao thông và khả năng thông hành của quốc lộ.

4. Tổ chức, cá nhân được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao sử dụng điểm đấu nối vào quốc lộ phải lập hồ sơ, gửi cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền xem xét, chấp thuận thiết kế, phương án tổ chức giao thông và cấp phép thi công theo quy định tại Điều 26, Điều 27 của Thông tư này.

5. Trường hợp sử dụng chung điểm đấu nối, chỉ áp dụng cho một công trình, dự án cùng phía tiếp giáp trực tiếp với đường nhánh của nút giao điểm đấu nối hiện hữu, không làm phát sinh điểm đấu nối mới. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc sử dụng chung điểm đấu nối hiện hữu vào quốc lộ. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng chung điểm đấu nối phải thực hiện cải tạo nút giao sau khi được cơ quan đường bộ có thẩm quyền chấp thuận thiết kế kỹ thuật và cấp phép thi công theo quy định.

6. Đối với điểm đấu nối vào quốc lộ của dự án, công trình do Bộ Giao vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam là người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư, thực hiện theo thiết kế kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không phải thực hiện thủ tục đấu nối vào quốc lộ.”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *