Hệ thống quy tắc và ký hiệu trong bản vẽ xây dựng

Hệ thống quy tắc và ký hiệu trong bản vẽ xây dựng

Ký hiệu trục trong bản vẽ xây dựng

Trục trong bản vẽ xây dựng thể hiện là các đường nối các vị trí tim kết cấu chính (cột, tim tường, trụ, mố, tim đường, tim đập…). Có hai loại chính là trục dọc và trục ngang. Thiết lập lưới trục cho công trình chính là thiết lập tọa độ vị trí kết cấu chính cho công trình (tường, cột, trụ, mố, tim đường, tim đập…).

Về nguyên tắc đặt tên trục cho công trình xây dựng được thực hiện như sau:

  • Đối với trục ngang được ký hiệu bằng các chữ cái, kiểu chữ in hoa.
  • Đối với trục dọc được ký hiệu là các con số.

Ngoại trừ hai chữ là I và O vì dễ dẫn tới lẫn chữ với số. Trong Trường hợp khi dùng các chữ số mà hết thì có thể ký hiệu tới hai chữ hoặc 2 số ghép lại. Tất cả các chữ cái và con số được ghi trong một vòng tròn đơn.

Ví dụ: ky-hieu-truc-trong-ban-ve-xay-dung

ky-hieu-truc-trong-ban-ve-xay-dung-1

Ký hiệu cao độ (cốt) trong bản vẽ

Ký hiệu cốt trong bản vẽ là việc ghi cao độ (độ cao, chiều cao) của các bộ phận, chi tiết của công trình.

– Cao độ của công trình, cao độ của các kết cấu, chi tiết cần thể hiện cao độ được ghi theo đơn vị mét (m) với độ chính xác 3 số lẻ sau dấu “,” hoặc dấu “.” và ghi trên mũi tên ký hiệu. Ký hiệu cao độ là mũi tên hình tam giác đều, tô nửa đen nửa trắng, độ cao của tam giác bằng độ cao của chữ số ghi cao độ.

– Cao độ ± 0.000 (còn gọi là cốt 0) được quy ước là cốt mặt nền của công trình sau khi hoàn thiện.

Ví dụ: cot nen

– Cao độ của các kết cấu, bộ phận ở vị trí thấp hơn ± 0.000 (nằm dưới mặt nền) được gọi là cao độ âm và ký hiệu dấu (-)

Ví dụ: (sâu xuống dưới mặt nền 0,05m)

– Cao độ của các kết cấu, bộ phận ở vị trí cao hơn ± 0.000 (nằm trên mặt nền) được gọi là cao độ dương và ký hiệu dấu (+)

Ví dụ: (cao lên trên 3,9m)

– Quy định là phải ghi dấu (-) trước cao độ âm, đối với cao độ dương thì có thể ghi dấu (+) hoặc không ghi.

– Cao độ trên mặt cắt và mặt đứng ghi theo đường dóng từ các kết cấu và bộ phận. Có thể ghi cao độ ngay tại mặt bằng tại vị trí cần thể hiện hoặc trích ra ngoài hình vẽ.

Quy tắc ghi kích thước

Ghi kích thước là việc thể hiện các kính thước chiều dài, chiều rộng, chiều cao (hoặc sâu) của chi tiết trên bản vẽ.

Đường kích thước gồm có:

  • Con số ghi kích thước chỉ kích thước thật của vật thể.
  • Đơn vị chỉ độ dài là mm, trên bản vẽ không cần ghi đơn vị.

Khi ghi kích thước phải sử dụng:

– Đường kích thước là đường phải cách mép vật thể ít nhất là 10mm và đầu mép phải kéo dài quá các đường dóng biên từ 1 – 3 mm. Tại điểm giao nhau giữa đường dóng kích thước và đường ghi kích thước phải dùng nét gạch ngắt có chiều dài 2 – 4 mm nghiêng 450 về phía bên phải đường dóng để giới hạn phần ghi kích thước.

– Đường ghi kích thước vật thể trong bản vẽ xây dựng có 3 lớp:

Lớp 1 (lớp trong cùng tiếp giáp với vật thể) ghi các kích thước của cửa đi, cửa sổ, các mảng tường, vách;
Lớp 2 (giữa) ghi kích thước từ trục nọ đến trục kia (khoảng cách giữa các trục);
Lớp 3 (ngoài cùng) ghi kích thước tổng từ trục đầu tiên đến trục cuối cùng.

Trong bản vẽ xây dựng cũng dùng cách ghi kích thước mà thay cho đường gạch ngắt là mũi tên trong các Trường hợp sau:

  • Kích thước đường kính, bán kính và góc;
  • Kích thước bán kính góc lượn;
  • Kích thước từ một điểm nào đó đến một điểm góc quy ước.

Ký hiệu các bộ phận trong công trình

Các bộ phận trong công trình được ký hiệu thống nhất. người làm công tác đo bóc khối lượng xem bản vẽ (đọc bản vẽ) và dựa vào các ký hiệu để biết được tại vị trí nào đó của công trình thể hiện cái gì.

Một số ký hiệu thể hiện trong bản vẽ công trình dân dụng các bạn có thể tham khảo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4614:2012

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *