Quy trình bồi thường giải phóng mặt bằng bao gồm những bước nào?

Nếu như mảnh đất của bạn đang nằm trong diện phải thu hồi để giải phóng mặt bằng. Thì bạn hãy dành cho mình một chút thời gian để tìm hiểu thêm về quy trình bồi thường giải phóng mặt bằng như thế nào. Để từ đó, có thể biết được quyền cũng như nghĩa vụ của bản thân trong quá trình bồi thường đúng như theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình thu hồi đất, thì bồi thường giải phóng mặt bằng là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hồi đất. Đồng thời, nó cũng sẽ giúp đảm bảo được quyền lợi, lợi ích của người bị thu hồi đất và phía chủ đầu tư, dự án thu hồi đất. Dưới đây là quy trình bồi thường giải phóng mặt bằng đúng quy định pháp luật.

quy-trinh-giai-phong-mat-bang

Quy trình giải phóng mặt bằng

Bước 1: Thông báo thu hồi đất:

Đây là cơ sở đầu tiền để tiến hành giải phóng mặt bằng. Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi đất ban hành thông báo thu hồi đất. Thời gian đảm bảo cho việc thông báo thu hồi đất là chậm nhất 90 ngày đối với đất nông nghiệp; đối với đất phi nông nghiệp là chậm nhất 180 ngày.

Bước 2: Tiến hành thu hồi đất:

Thẩm quyền thhu hồi đất đối với hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư thuộc về Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện.

Trường hợp thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; hay thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Bước 3: Kiểm kê đất đai, tài sản có trên đất:

Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.

Sau đó, người sử dụng đất có trách nhiệm phối kết hợp với cơ quan Nhà nước trong việc kiểm đếm đất đai, tài sản trên đất.

Đối với trường hợp, người sử dụng đất không có thiện chí tiến hành theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì tiến hành cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định của pháp luật.

Bước 4: Thực hiện lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:

– Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng kết hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

– Cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sau đó tiến hành trình trình lên Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất.

Bước 5: Tiến hành chi trả bồi thường.

Bước 6: Bàn giao mặt bằng, cưỡng chế thu hồi đất (nếu có):

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân không thực hiện giao đất sau khi có quyết định thu hồi đất thì tiến hành cưỡng chế thực hiện theo quy định của pháp luật.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *