Tổng quan những điều cần biết về trần thạch cao

Trần thạch cao được xem là xu thế của thiết kế nhà hiện đại. Vật liệu này ngày càng được sử dụng rộng rải góp phần nâng cao giá trị thẩm mỹ của ngôi nhà. Hãy cùng Blog xây dựng tìm hiểu về loại vật liệu này nhé.

tong-quan-nhung-dieu-can-biet-ve-tran-thach-cao

Khái niệm về trần thạch cao

Trần thạch cao là trần nhà được làm từ thạch cao có bề mặt nhẵn mịn, độ cứng phù hợp được bố trí và gắn cố định vào hệ khung liên kết với các kết cấu chính trên trần nhà, thường nằm cách dầm sàn tầng trên khoảng 10-20cm. Ngoài tên gọi trần thạch cao, loại vật liệu này còn được gọi là trần giả thường được dùng rất phổ biến trong thị trường Việt Nam.

Trước đây, ngoài thạch cao người ta còn dùng các vật liệu khác như ván ép, sau đó sơn lại rồi dán simili. Ngoài ra còn một số loại trần nhà khác được làm bằng simili, đêm mút cho các không gian có diện tích nhỏ để cách âm. Các loại trần thạch cao có ưu điểm là trọng lượng nhẹ, bền chắc và thi công nhanh hơn các loại vật liệu khác, cách âm, cách nhiệt tốt, không độc hại. Ngày nay với sự đa dạng về chủng loại, mẫu mã nên trần thạch cao ngày càng được ưu chuông.

Trần thạch cao có kết cấu như thế nào ?

Trần thạch cao có kết cấu bao gồm các phần sau: khung xương thạch cao, tấm thạch cao, sơn bả và các vật tư phụ liệu liên quan. Ưu điểm của khung xương thạch là làm trụ chính để trao các mảnh thạch cao, để tăng tính chịu lực cho công trình.

Tấm trần thạch cao có tác dụng tạo mặt phẳng thông qua vít chuyên dụng. Lớp sơn bả tạo độ mịn và đều màu tạo vẻ đẹp cho trần nhà.

Có hai loại trần thạch cao cơ bản là trần nổi và trần chìm. Trần nổi được thi công bằng cách thả từ trên xuống từng tấm thạch cao có kích thước được tính toán kĩ lưỡng. Ưu điểm của loại trần này là nếu sau này cần sửa chữa điện thì dễ dàng thay đổi mà không tốn quá nhiều công sức.

Còn trần chìm được thi công bắt từng vít vào từng miếng thạch cao, cố định bằng nhôm kém sau đó ghép các tấm thạch cao vào. Ưu điểm của loại trần này là tạo mặt phẳng hoàn thiện không thấy cái mấu ghép.

Trần thạch cao có đặc tính gì ?

  • Có đặc tính hữu cơ là mềm dẻo, không bị nứt, tăng tuổi thọ sử dụng.
  • Có độ cứng tương đối và dễ trang trí.
  • Bề mặt phẳng, mịn, ưu nhìn

Thạch cao khi kết hợp với các vật liệu:

  • Chịu ẩm: Được sử dụng phổ biến cho các công trình trong môi trường ẩm nên tấm thạch cao phải chịu ẩm. Thường gặp như: phòng vệ sinh, nhà tập thể cũ hoặc các công trình gần nguồn ẩm.
  • Chịu nước: có đặc tính chịu nước nên là sự kết hợp giữa tấm chịu nước với hệ khung xương trần chìm, trần thả. Được sử dụng cho các công trình gần với nguồn ẩm cao như nhà cũ dột, khu vệ sinh, …
  • Chống nóng, cách nhiệt: có tác dụng chống nóng nên tấm thạch cao với xốp hoặc bông thủy tinh . Loại trần này được thiết kế sử dụng cho các khu vực chịu nhiệt cao. Tác dụng chủ yếu là ngăn nhiệt độ truyền giữa các không gian như trần mái tôn cho nhà xưởng hoặc nhà ở.
  • Chống cháy: Là sự kết hợp của các tấm thạch cao chống cháy và khung xương, bông thủy tinh. Tuỳ theo các yêu cầu của công trình mà các kiến trúc sư sẽ kết hợp các loại vật liệu tương ứng. Chịu lửa, chịu nhiệt độ cao là một đặc tính quan trọng vật liệu này.
  • Tiêu âm: Được cấu thành từ các tấm thạch cao tiêu âm, bông thủy tinh, mút xốp, vải nỉ, cao su non, … Cùng với đó là sự trang trí linh hoạt, phù hợp với yêu cầu của chủ công trình. Chúng ta hay bắt gặp ở: Hội trường, rạp chiếu phim, rạp hát, studio, các loại phòng: karaoke, phòng làm việc, phòng họp, phòng ngủ…
  • Phong cách cổ điển, tân cổ điển: Là sự kết hợp với phào chỉ hoa văn. Phụ thuộc vào nhu cầu gia chủ mà các kiến trúc sư sẽ kết hợp các loại phào chỉ hoa văn cho thích hợp.

Trần thạch cao có những loại nào?

Tùy thuộc vào mục đích, thẩm mỹ, công năng của mỗi công trình mà chủ nhà đưa ra lựa chọn sử dụng trần nổi hay chìm.

Trần thả hay còn gọi là trần nổi

Được thi công bằng phương pháp thả các tấm thạch cao từ trên xuống. Loại trần này có khung xương định hình lộ ra bên ngoài. Trần nổi là thiết kế được ưu chuộng trong các công trình phòng học, văn phòng,…

Trần chìm

Trần chìm là loại trần có tấm thạch cao nằm dưới, khung xương nằm trên. Khung xương có vai trò treo các tấm thạch cao gắn với nhau bằng cách bắt vít.

Có thể kết hợp hoa văn hoặc phào chỉ do có mặt phẳng liền trần. Loại trần này có độ thẩm mỹ cao phục vụ những thiết kế hiện đại tùy theo phong cách gia chủ.

tong-quan-nhung-dieu-can-biet-ve-tran-thach-cao-1

Ưu nhược điểm của các loại trần thạch cao

Trn ni Trn chìm
Ưu điểm
  • Không cong võng, ổn định khi thời tiết thay đổi.
  • Dễ dàng tháo rời khi sữa chửa hoặc thay mới.
  • Thi công không quá phức tạp.
  • Độ thẩm mỹ cao.
  • Dễ trang trí, tô vẽ hoa văn theo ý muốn.
  • Đa dạng không gian sử dụng, có nhiều mẫu mã, chủng loại.
Nhược điểm

 

  • Tính thẩm mỹ không cao, khó tô vẽ hoa văn theo ý muốn
  • Khó thay thế khi thay mới hoặc sữa chửa.
  • Chi phí cao.
  • Vật liệt co ngót khi sử dụng lâu dài dễ gây nứt chổ giáp mí 02 tấm thạch cao.

Những lưu ý khi sử dụng

Tuyệt đối không cho tiếp xúc với nước. Khi bị nước chảy vào thì sẽ gây ố vàng cũng như làm hỏng tấm thạch cao.
Quy trình thi công chuẩn, các khâu được nghiệm thu cẩn thận. Chú ý đến khi trét mastic đối với vị trí giáp ranh giữa hai tấm trần. Vị trí này dễ bị nứt, lâu ngày vết nứt lớn dần gây mất thẩm mỹ.

Qua bài viết này, Blog xây dựng hy vọng quý vị sẽ có thêm những kiến thức về trần thạch cao. Quý vị có thể tham khảo thêm về kinh nghiệm làm nhà tại blog của chúng tôi. Hẹn găp lại ở những bài chia sẻ tiếp theo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *