Cách tính độ dốc mái nhà và diện tích mái nhà đơn giản

Trong các công trình xây dựng ngoài việc lựa chọn các vật liệu xây dựng, thực hiện thi công đúng thiết kế, tiêu chuẩn thi công… thì việc tính toán độ dốc mái nhà cũng vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng đến sự cân bằng, thẩm mỹ và an toàn khi sử dụng.

Cách tính độ dốc mái nhà
Cách tính độ dốc mái nhà

 

Cách tính độ dốc mái nhà

Trong thực tế, tùy vào từng công trình thiết kế cụ thể, vật liệu làm mái mà tính toán độ dốc mái hợp lý để đảm bảo sao cho việc thoát nước đạt hiệu quả nhất và tiết kiệm chi phí nhất.

  • Với mái lợp ngói xi măng, ngói máy: sẽ có độ dốc khoảng 27 – 35 độ, thường thì người ta sẽ lấy độ dốc mái khoảng 30 độ.
  • Mái lợp bằng ngói vảy cá, ngói móc…: thì độ đốc mái là 45 độ.
  • Với mái được lợp bằng ngói máng: thì độ dốc trung trình của mái là 25 độ.
  • Mái lợp bằng ngói Pro xi măng: thì có độ dốc trong khoảng từ 18 – 60 độ.
  • Với mái tôn thì độ dốc của mái sẽ dao động từ 18 – 35 độ và thường người ta sẽ lấy khoảng 25 độ.

Công thức tính độ dốc mái

Nhìn vào hình phía dưới ta thấy được độ dốc mái chính là tỉ số giữa chiều cao của mái với chiều dài của mái. Cụ thể độ dốc mái được tính theo công thức: i = H / L x 100%

Do doc mai ton

Ví dụ:

Ta có chiều cao H = 1m, chiều dài mái L = 10m ==> i = 1 / 10 x 100% = 10%. Vậy độ dốc mái là 10%

Cách tính góc dốc mái

Góc dốc mái tôn được tính theo công thức: anpha = arctang (H/L) / 3,14 x 180

Ví dụ:

Độ dốc mái là 10%, ta có H = 1m, L = 10m ==> anpha = arctang (1 / 10) / 3,14 x 180 = 5,7 độ.

Cách tính diện tích mái

dien-tich-mai-ngoi

Công thức tính khá đơn giản: b^2 = a^2 + c^2
Trong đó:
• a là chiều cao từ đình kèo thép đến mái
• b là cạnh của mái
• c là ½ chiều rộng mặt sàn
Chúng ta sẽ lấy ví dụ sau: Một ngôi nhà có diện tích mặt bằng là 80m2, hình chữ nhật. Chiều dài ngôi nhà là 20m2, chiều rộng 4m, khoảng cách chiều cao từ đỉnh kèo thép đến mái là 2m.
Từ những dữ liệu trên, áp dụng công thức ta có:
b^2 = 2^2 + 2^2 = 8m. b= 2,828 m
Diện tích mái = 2 x 2,828 x 20 = 113,12 m2

Cách tính mái theo diện tích sàn

Đối với những chủ thầu, những người trong nghề kinh nghiệm dày dặn thì họ sẽ áp dụng 1 cách tính khác đó là- dựa vào diện tích mặt sàn.

Cách tính này sẽ thay đổi dựa trên loại hình mái mà chúng ta áp dụng.Cụ thể, nếu như bạn lợp ngói và làm trần giả bên dưới thì sẽ tính 100% diện tích mặt sàn chéo theo mái nhà. Còn nếu bạn đổ sàn bê tông thì diện tích mái ngói sẽ bằng 150%- 175% diện tích mặt sàn chéo theo mái. Đối với mái ngói có trần làm từ thạch cao thì diện tích mái sẽ bằng 125% diện tích mặt sàn. Mái tôn tính 30% diện tích của mái.

Trên đây là công thức tính độ dốc mái nhà mà Blog Xây Dựng tổng hợp hãy lên thiết kế và tính toán hợp lý để đảm bảo độ dốc an toàn nhất khi sử dụng nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *