Biện pháp thi công xây dựng công trình do nhà thầu thi công xây dựng lập và phải được chủ đầu tư chấp thuận trước khi triển khai thi công. Việc lập biện pháp thi công là một việc làm đòi hỏi kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế thi công rất nhiều. Hãy cùng Blog xây dựng tìm hiểu chi tiết về chủ đề biện pháp thi công, cách lập biện pháp thi công cho một công trình cũng như một số lưu ý quan trọng khi lập biện pháp thi công.
Biện pháp thi công là gì
Biện pháp thi công (Manner of Execution hoặc construction method statement) là trình tự và cách thi công 1 công trình cụ thể từ lúc bắt đầu thi công đến lúc kết thúc và bàn giao công trình, trong đó biện pháp thi công (BPTC) phải đề ra được: hiệu quả về thời gian, hiệu quả về phòng chống (như: tai nạn, phòng cháy…) làm sao để hoàn thành công sớm nhất, hiệu quả và an toàn nhất. Vì lý do vậy mà có thể nói, không có gì phải là “bí mật” trong vấn đề BPTC được.
Vậy biện pháp thi công hiểu nôm na là cách làm, cách thi công một công trình, hạng mục, công việc cụ thể của công trình xây dựng. Vậy mỗi công trình, dự án sẽ có mỗi biện pháp thi công khác nhau và phù hợp với yêu cầu của công trình cụ thể đó.
Nội dung trong biện pháp thi công
Biện pháp thi công sử dụng để đánh giá hiệu quả của cả quá trình thi công cũng như hiệu quả của đơn vị thi công. Đây là bài giải của một đề án mang tính khoa học kỹ thuật .Vì vậy bạn cần phải nêu ra được đầy đủ các luận cứ có tính thuyết phục thì mới được chấp thuận. Biện pháp tiên tiến, mang lại hiệu quả cao về kỹ thuật cũng như kinh tế cần đảm bảo đầy đủ một số yếu tố chính như:
- Thiết bị, công nghệ dự định chọn để thi công.
- Trình tự thi công.
- Phương pháp kiểm tra.
- Biện pháp an toàn và đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Dự kiến sự cố và cách xử lý.
- Tiến độ thi công.
Nếu biện pháp của bạn lập là tiên tiến, mang lại hiệu quả cao về kỹ thuật cũng như kinh tế thì CĐT nào cũng chấp nhận và chính bạn được hưởng lợi từ hiệu quả kinh tế đó.
Ngược lại , bạn cứ lập BPTC theo phương án đã được chủ đầu tư dự kiến và khi ra thi công nếu bạn sử dụng BPTC khác thì bạn lại phải bảo vệ và cần được CĐT và TVGS thông qua, đằng nào thì cũng vậy.
Các bước lập biện pháp thi công thế nào ?
Thông thường đối với từng hạng mục công trình sẽ có các bước cụ thể khác nhau tuy nhiên trong mức độ bài viết chúng tôi xin trình bày các bước lập một công trình xây dựng hoàn chỉnh sẽ phân theo loại hình công trình cũng như các hạng mục công trình.
- Biện pháp thi công công trình dân dụng.
- Biện pháp thi công công trình nhà xưởng khung thép.
- Biện pháp thi công lắp đặt nội thất.
- Biện pháp thi công san nền.
- Biện pháp thi công lắp đặt thang máy.
- Biện pháp thi công công trình giao thông.
- Biện pháp thi công công trình thủy lợi.
Biện pháp tổ chức thi công hiệu quả.
Tổ chức nguồn nhân lực: Để đảm bảo nguồn nhân lực làm việc hiệu quả thì phải được phân bổ trách nhiệm cho từng người, từng vị trí. Mọi người cần nắm rõ vị trí công việc và chịu trách nhiệm cho phần công việc của mình. Ngoài ra cần chuyển giao đầy đủ quy trình kỹ thuật cần thiết cho các vị trí tương ứng.
Tổ chức quy trình thi công: Đảm bảo rằng trước khi tiến hành thi công vật liệu đã đầy đủ, quy trình được thống nhất và nắm rõ từ trên xuống dưới. Trước thi công, trong quá trình thi công và hoàn thiện thi công cần đáp ứng tất cả những yêu cầu mà bên đầu tư đưa ra.
Tổ chức thi công an toàn: Các biện pháp an toàn trong quá trình thi công cần được nâng cao, đặc biệt là ở công trường với sự hoạt động của nhiều máy móc. Đảm bảo an toàn cháy nổ, an toàn lao động và bảo hộ cần thiết.
Linh hoạt từng dự án để mang lại hiệu quả cao nhất. Tùy vào từng dự án để đưa ra biện pháp tổ chức thi công tối ưu, đừng cứng nhắc áp dụng những điều không phù hợp, tiếp thu ý kiến, nghiên cứu những công nghệ thi công mới, hiện đại.
Dự kiến các sự cố: Trong quá trình thi công sẽ xảy ra các sự cố do đó cần lường trước và đưa ra phương án xử lý, ứng phó với những trường hợp trên.
Một số lưu ý khi lập biện pháp thi công
- Người lên kế hoạch cần phải nắm rõ được biện pháp tổ chức thi công là gì và những quy định liên quan hiện hành mới nhất.
- Đảm bảo an toàn cao nhất trong quá trình thi công, tránh tối đa những rủi ro xảy ra trong quá trình thi công.
- Phân bổ công việc phù hợp để chắc chắn hoàn thiện công trình theo đúng tiến độ, theo đúng thiết kế đưa ra.
- Phân bổ trách nhiệm cho từng vị trí liên quan: ví dụ giám đốc công trường có những trách nhiệm gì, rồi bảo vệ, công nhân, nhân viên giám sát cần phải hoàn thành những yêu cầu nào trong quá trình làm việc.
- Đảm bảo tốt các yêu cầu về vệ sinh môi trường theo đúng tiêu chuẩn và quy định của pháp luật.
- Biện pháp tổ chức thi công được đánh giá cao nếu đảm bảo tính chuẩn xác, độ dễ dàng, tiết kiệm tối ưu thời gian và chi phí.