Cầu thang được xem như xương sống của ngôi nhà. Được xem như là nơi vận chuyển khí đi khắp các tầng . Nếu cầu thang được sắp xếp và bố trí đúng Phong thủy, thì ngôi nhà đó sẽ tốt. Tạo cho mọi người trong nhà khỏe mạnh gia tăng tài lộc. Nhưng nếu đặt sai vị trí cũng là tiêu điểm dễ xảy ra sự cố cho gia chủ. Chính vì vậy, vị trí và phương hướng xây dựng cầu thang cần phải tính toán rất tỷ mỷ và cẩn thận. Dưới đây là những lưu ý khi thiết kế cầu thang trong nhà ở.
I. Những lưu ý về mặt kiến trúc khi thiết kế cầu thang
1. Tính an toàn của cầu thang
– Lưu ý đầu tiên trong việc thiết kế cầu thang để đảm bảo an toàn cho người sử dụng là chiều cao của bậc thang cũng như chiều rộng cầu thang phải theo đúng tiêu chuẩn thiết kế.
– Theo tiêu chuẩn áp dụng cho nhà của người Việt Nam, thì độ rộng trung bình của cầu thang thường được bố trí là từ 75cm đến 120 cm, chiều cao của bậc (h) của cầu thang là 16cm đến 19cm và độ rộng trung bình (b) của một bậc là 24cm đến 27 cm.
– Đối với những công trình cao cấp hoặc biệt thự thì độ rộng của cầu than
g có thể từ 1,5m trở lên. Với kích thước tiêu chuẩn đó, cầu thang sẽ không bị dốc và hẹp, người đi lại sẽ thong thả, không bị mất sức. Chiều cao của lan can được tính từ trung tâm của mặt bậc thang đến mặt trên của tay vịn, kích thước chuẩn khoảng 90cm.
2. Lưu ý về chiếu nghỉ cầu thang
– Chiếu nghỉ cầu thang (theo đúng như tên gọi của nó) là nơi nghỉ chân tạm thời khi đang đi cầu thang. Trong thiết kế kiến trúc, chiều rộng của chiếu nghỉ không được nhỏ hơn chiều rộng của thân thang, đồng thời phải hợp lý, thuận tiện cho việc đi lại.
– Chiếu nghỉ thường được bố trí ở khoảng giữa của số bậc tức là khoảng bậc thứ 13 đến 15. Khoảng trống này tạo cho người đi lại có cảm giác thoải mái và cũng phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế cầu thang. Đối với những cầu thang dành cho nhà có diện tích nhỏ bạn có thể tùy chỉnh vị trí của chiếu nghỉ cho phù hợp, nhưng lưu ý nên đặt chiếu nghỉ ở những bậc lẻ
3. Đảm bảo kích thước phù hợp của cầu thang
Cụ thể, kích thước thang hợp lý trong kiến trúc dân dụng: chiều cao bậc từ 150 mm, độ rộng bậc từ 240 – 300 mm. Thông thường kích thước này khó lòng đạt được.
- Chiều cao từ 150 – 170 mm, độ rộng tối thiểu phải đạt được là 270 mm là hợp lí.
- Bề rộng vế thang từ 800 – 1200mm.
- Tay vịn cầu thang cao từ 850 – 900mm tính từ mặt bậc lên vị trí tay vịn tương ứng trên mặt bậc sẽ đảm bảo an toàn nhất và vừa tầm tay sử dụng.
- Bề rộng chiếu nghỉ nên lấy bằng hoặc lớn hơn bề rộng vế. Để thang để bước lên không bị hẫng hụt thì bậc thang của một vế thang phải là số lẻ. Nếu thang cuốn, thang liền bản thì bậc cuối cùng cũng phái là số lẻ.
4. Thiết kế cầu thang tiết kiệm không gian
– Cùng với các lưu ý trên thì lưu ý để tiết kiệm không gian cũng là điều rất quan trọng. Để tiết kiệm cho nhà ống nhỏ hẹp, bạn nên thiết kế những chiếc cầu thang nhỏ gọn theo dạng góc hoặc xoắn ốc để tiết kiệm tối đa diện tích sàn. Để tiết kiệm diện tích, phần không gian dưới gầm cầu thang cũng có thể được tận dụng để kê kệ tủ, giá sách,… giúp tiết kiệm diện tích tối đa cho không gian sống của bạn.
– Ngoài ra, trong kiến trúc nhà ở hiện đại, kiến trúc sư thường thiết kế cầu thang kết hợp cùng giếng trời giúp cầu thang thêm thông thoáng, rộng rãi và sáng sủa hơn,… Điều này không chỉ giúp làm đẹp thêm ngôi nhà mà còn khiến khí lưu thông từ tầng một lên các tầng trên trong nhà được thông suốt. Kết hợp giếng trời và cầu thang
Đa số các gia đình thường sử dụng gầm cầu thang làm nhà vệ sinh, nơi chứa đồ, đặt giá sách, kệ tivi,… để tận dụng hết khoảng gian thường được coi là không gian chết này. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể biến khoảng không gian này thành một điểm nhấn thú vị trong nhà. Một vườn khô nhỏ xinh trải sỏi trắng kết hợp với những bát hoa nhỏ sẽ khiến khu vực gầm cầu thang của nhà bạn thêm sinh động và tràn đầy sức sống.
– Cũng với cách trang trí như khu vườn khô nhỏ xinh này nhưng bạn có thể bố trí những bát hoa hoặc chậu cây nhỏ, những con giống bằng sành, sứ, gỗ,… theo dọc lối lên của mỗi bậc cầu thang, làm tôn thêm nét duyên dáng của những đường cong trên chiếc cầu thang của gia đình. Tuy nhiên một trong những điều cần tránh khi làm cầu thang kết hợp việc trang trí đó là tránh đặt những cây xanh không hợp phong thủy.
– Việc tận dụng nhiều nguồn sáng cho cầu thang là rất cần thiết bởi đây là lối đi lại có kết cấu đặc thù không bằng phẳng, bao gồm nhiều bậc. Do đó, phải thiết kế đủ sáng để đảm bảo an toàn cho người di chuyển. Nên có đèn cầu thang để đi lại ban đêm. Tuy cầu thang phải có ánh sáng nhưng nếu sáng quá sẽ bị chói. Muốn cầu thang thông thoáng và có ánh sáng tự nhiên thì cầu thang nên làm nhiều cửa chớp hoặc lỗ hoa.
5. Những lưu ý về kết cấu khi thiết kế cầu thang
– Về kết cấu cầu thang bộ, khi thiết kết thân thang bê tông cốt thép thường có chiều dài lớn hơn chiều rộng nhiều lần, thân thang có dầm làm việc như bản chịu lực theo một phương.
– Để chống mômen có thể làm thân thang xoay tự do, phải bẻ cốt thép ngang (cách 1 bẻ 1) lên phía trên bản thân thang. Bản thân thang phải cắm vào tường > 100 mm.
– Dầm thân thang ở ba phía nhưng phía trên và phía dưới chính là dầm chiếu nghỉ. Dầm chiếu nghỉ sẽ nói ở mục chiếu nghỉ. Ở đây chỉ nói dầm dọc thân thang (còn gọi là cốn thang).
– Dầm này được tính toán theo cường độ và độ cứng, như dầm đơn một nhịp và cũng có tiết diện chữ nhật. Nếu lấy theo cấu tạo thì chọn tiết diện 70 X (180 – 300) (mm) và đặt 1 (ị) 12 ở phía dưới, 1 độ 10 ở phía trên, cốt thép dai một nhánh <ị> 6 cách nhau 150 mm. Dầm dọc này thường dặt phía trên bản thân thang (dầm treo).
– Thân thang không có dầm đỡ thì đặt cốt thép dày hơn: theo chiều ngang (rộng) đặt 9 – 10 tỉ lệ 6/1 m dài, theo chiều dọc đặt ộ 6 cách nhau a = 150 mm và ở mép ngoài (đối diện với tường) nên tăng cường I – 2 độ 10 – 12.
– Dầm chiếu nghỉ làm việc như dầm đơn một nhịp, hai đầu tỳ lên tường lồng cầu thang. Vì lực cắt ở gối của dầm này lớn và ờ giữa dầm bị cốt thép chịu lực của dầm thân thang neo vào nên ở gối và giữa dầm đặt cốt thép đai (ị) 6 dày hơn (cách nhau 100 -120 mm), còn ở các chỗ khác cùa dầm thì dặt cách nhau 120 – 160 mm
II. Những lưu ý về phong thủy khi thiết kế cầu thang
1. Không xây bậc lên xuống hở
Cầu thang phải luôn được xây hoàn chỉnh và không hở ở các bậc. Khi đó, các nguồn vượng khí sẽ không bị phân tán, chạy theo dòng xuyên suốt lên các phòng tầng trên.
Hơn nữa, cầu thang kín còn đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ trong nhà hơn cầu thang hở.
2. Vị trí chân cầu thang
– Chân cầu thang không nên xây đặt ngay tại cửa, như cửa ra vào hoặc cửa phòng ngủ. Nếu như vậy, nó sẽ tạo ra luồng khí độc gây hại cho gia đình như tiêu tán gia sản, mất lộc, gặp các vấn đề sức khỏe ở đầu và cổ.
– Nếu chân cầu thang kết thúc ngay trước cửa phòng ngủ, những người thường xuyên nghỉ tại phòng này sẽ gặp các vấn đề về tài chính (tiêu hao tài sản, mất mát) và sức khỏe (trầm cảm, suy tuyến giáp).
– Nếu chân cầu thang kết thúc đối diện ngay trước cửa chính của ngôi nhà thì bạn có thể phong tỏa nguồn khí độc bằng cách giữ cho phần hành lang và cầu thang luôn sáng sủa, thoáng khí.
Ngoài ra, hãy lắp cửa nhà bằng kính để ngăn không cho vượng khí thoát ra ngoài. Bạn cũng có thể treo một quả cầu pha lê giữa cầu thang và cửa trước; cũng như lắp một tấm gương nhỏ ở mặt sau cánh cửa, đối diện với cầu thang để giúp cho vượng khí lên tới tầng trên.
3. Hình dáng cầu thang
– Cầu thang cong theo kiểu mềm mại được cho là tốt nhất vì khi đó nguồn khí tốt trong nhà sẽ được lưu chuyển đều đặn lên các tầng trên.
– Trong khi đó, cầu thang xoắn ốc, đặc biệt là khi được xây đối diện với cửa trước hoặc ở giữa nhà sẽ khiến cho gia chủ hao tán tài sản và gặp các vấn đề về sức khỏe.
4. Không xây cầu thang cắt góc
– Cầu thang xây hình dáng cong là thiết kế tốt nhất cho mọi ngôi nhà. Tuy nhiên, nhiều gia đình vì không biết hay tiết kiệm không gian đã xây cầu thang cắt góc.
– Điều này khiến cho gia chủ cùng các thành viên không có nhiều thành công trong cuộc sống, thậm chí gây ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ lớn. Việc này càng hại hơn khi cầu thang cắt góc nằm đối diện với cửa ra vào chính.
– Để khắc phục điểm này, bạn có thể đặt một chậu cây cảnh nơi cắt góc cầu thang để hạn chế góc cạnh và tạo đường cong cho cầu thang.
5. Những vị trí tránh đặt cầu thang
– Tránh đặt cầu thang thẳng hàng với cửa chính: Cửa chính được ví như “miệng” hút rất nhiều khí vào trong nhà. Bố trí cầu thang như vậy khiến tài lộc trong nhà sẽ bị hao tán hết ra ngoài theo lối cầu thang, đây gọi là hiện tượng “tiền vào cửa trước, đi ra cửa sau”.
– Tránh đặt cầu thang đi từ phía sau nhà đi lên: Bởi vì khí trong nhà luôn đi từ ngoài vào và thoái ở phía sau. Nếu cầu thang đặt đi từ phía sau nhà lên sẽ làm cho các tầng trên lần lượt bị suy khí gây suy giảm sức khỏe, tài lộc cho các thành viên trong gia đình.
– Tránh đặt cầu thang ở 3 hướng sau: hướng Đông (đại diện cho sức khỏe), hướng Tây Nam (đại diện cho tình duyên) và hướng Nam (đại diện cho tài lộc). Nếu không thể lựa chọn bố trí cầu thang khác các hướng này, phải tìm cách gắn kết năng lượng của cầu thang, số bậc cầu thang.
– Chân và đỉnh cầu thang không bao giờ đối diện cửa chính.
– Cầu thang không nên bắt đầu hay kết thúc ở trước nhà vệ sinh.
– Tránh làm cầu thang quá dài từ tầng này lên tầng khác. Cầu thang càng dài thì khí càng
6. Lưu ý không để đà ngang (xà nhà) đè lên cầu thang.
– Tránh làm cầu thang đứt đoạn, tầng 1thì cầu thang đặt ở đầu hành lang, lên tầng 2 – 3 thì cầu thang lại đặt cuối hành lang, hoặc vị trí khác.
7. Số bậc cầu thang phong thủy
– Trong phong thủy, số bậc cầu thang tính tới mặt sàn mỗi tầng là căn cứ chính để định tốt, xấu mà không câu nệ tổng số bậc cầu thang trong nhà.
– Nếu cầu thang nhà bạn có chiếu nghỉ thì chiếu nghỉ cũng được tính là một bậc của cầu thang. Những điều cần tránh khi làm cầu thang đó là số bậc không được rơi vào cung bệnh và tử.
– Số bậc rơi vào cung “sinh” là tốt nhất: tức là tổng số bậc bằng bội của 4 + 1
Ví dụ: 4 x 5 + 1 = 21 bậc (ý nghĩa lại những điều tốt lành, sinh sôi nãy nở cho chủ nhà)
Phương pháp tính bậc cầu thang này như sau:
- Bậc đầu tiên là số (1) gọi là SINH
- Bậc thứ nhì là số (2) gọi là TRỤ
- Bậc thứ ba là số (3) gọi là HOẠI
- Bậc thứ tư là số (4) gọi là DIỆT
- Và cứ tiếp tục như thế bậc thứ năm là số (5) gọi là SINH, bậc thứ sáu là số (2) gọi là TRỤ, bậc thứ bảy là số (3) gọi là HOẠI, bậc thứ tám là số (4) gọi là DIỆT…Ta tính được SỐ BẬC THANG ĐẸP: SINH – TRỤ
SINH:1 5 9 13 17 21 25 29 33
TRỤ: 2 6 10 14 18 22 26 30 34
Phương pháp tính bậc thang theo Trực cho chúng ta các số bậc đẹp: 15,16,17,21,22,24,25. Kết hợp với phương pháp tính bậc thang theo Sinh-Trụ-Hoại-Diệt ta có số bậc đẹp 17,21, 22, 25.
III. Kết luận
Trên đây là một số lưu ý quan trọng trong việc thiết kế cầu thang trong nhà ở hi vọng giúp bạn đọc có kiến thức hơn về thiết kế cầu thang sao cho vừa đảm bảo chất lượng, thẩm mỹ lại phù hợp phong thủy giúp cuộc sống gia đình được bình an, thịnh vượng và nhiều may mắn.