Tài liệu thiết kế tường chắn đất bê tông cốt thép

Tường chắn đất là công trình giữ cho mái đất đắp hoặc mái hố đào khỏi bị sạt trượt. Tường chắn đất được sử dụng rộng rãi trong các ngành xây dựng, giao thông, thuỷ lợi… Khi làm việc tường chắn đất tiếp xúc với khối đất sau tường và chịu tác dụng của áp lực đất.

Khi thiết kế tường chắn đất cần tính toán chính xác cẩn thận và đầy đủ tải trọng tác dụng lên tường chắn đặc biệt là áp lực chủ động của đất lên tường chắn không những đảm bảo được an toàn cho công trình mà con tiết kiệm được nhiều chi phí xây dựng.

PHÂN LOẠI TƯỜNG CHẮN ĐẤT

Phân loại theo độ cứng

Chia làm 2 loại: Tường cứng và tưòng mềm

  • Tường cứng: Không có biến dạng uốn khi chịu áp lực đất mà chỉ có chuyển vị tính tiến và chuyển vị xoay. Một số tường cứng thường gặp: Tường bê tông, đá hôc,tường xây gạch…
  • Tường mềm: Có biến dạng uốn khi chịu áp lực đất. Một số thường gặp: Tường làm bằng tấm gỗ, thép , tường cừ…

Phân loại theo nguyên tắc làm việc:

  • Tường trọng lực (Hình I-1a): độ ổn định được đảm bảo chủ yếu do trọng lượng bản thân tường. Các loại tường cứng thuộc loại tường trọng lực.
  • Tường nửa trọng lực (Hình I-1b): Độ ổn định được đảm bảo không chỉ do trọng lượng bản thân tường và bản mỏng mà còn do trọng lượng của khối đất đắp nằm trên bản mỏng. Loại tường này làm bằng BTCT nhưng chiều dày của tường khá lớn (do đó còn được gọi là tường dày).
  • Tường bản góc (Hình I-1c): đổ ổn định được đảm bảo chủ yếu do trọng lượng khối đất đắp đè lên bản móng. Tường và móng là những bản, tấm bê tông cốt thép mỏng nên trọng lượng của bản thân tường và móng không lớn. Tường bản mỏng có dạng chữ L nên còn được gọi là tường chữ L.
  • Tường mỏng (Hình I-1d): sự ổn định của loại tường này được đảm bảo bằng cách chôn tường vào trong nền. Do đó loại tường này còn gọi là tường cọc và tường cừ. Để giảm bớt độ chôn sâu trong đất của tường và để tăng độ cứng của tường người ta thường dùng dây néo.

phan-loai-tuong-chan-dat

3. Phân loại theo chiều cao

  • Tường thấp: có chiều cao nhỏ hơn 10m.
  • Tường trung bình: chiều cao H=10-20m.
  • Tường cao: có chiều cao H>20m.

4. Phân loại theo góc nghiêng của lưng tường.

  • Tường dốc (Hình I-2a,b): lại được phân thành 2 loại dốc thuận và dốc nghịch.
  • Tường thoải (Hình I-2c): góc nghiêng α của lưng tường lớn.

phan-loai-tuong-chan-dat-01

5. Phân loại theo kết cấu.

  • Tường liền khối: làm bằng BT, xây đá, gạch xây.
  • Tường lắp ghép.
  • Tường rọ đá.
  • Tường đất có cốt

ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG CỦA CÁC LOẠI TƯỜNG CHẮN

Hiện nay tường chắn có nhiều loại hình khác nhau; mỗi loại chỉ nên sử dụng trong một số điều kiện cụ thể mới đem lại hiệu quả kinh tế cao So với loại tường thì tường mỏng bằng BTCT cho hiệu quả kinh tế cao hơn sơ với tường trọng lực; xi măng dùng cho tường bản mỏng ít hơn 2 lần cốt thép nhiều hơn một khối lượng không đáng kể. ưu điểm nổi bật của loại tường làm bằng BTCT là có thể sử dụng phương pháp lắp ghép và yêu cầu về nền không cao nên ít phải xử lý nền.

Khi chiều cao tường chắn H<=6m, tường bản góc (kiểu công xôn) bằng BTCT có khối lượng ít hơn tường có bản sườn. Khi H=6-8m thì khối lượng của hai loại này ngang nhau. Nếu H>8m thì tường bản sườn có khối lượng BTCT nhở hơn tường kiểu công xôn.

Tường chắn đất bằng BT chỉ nên dùng khi cốt thép quá đắt hoặc khan hiếm, bởi vì BT của tường chắn trọng lực chỉ phát huy một phần nhỏ khả năng chịu lực mà thôi.

Vì vậy không nên dùng BT cường độ cao để làm tường. Để giảm bót khối lượng có thể làm thêm trụ chống, bệ giảm tải đặt ở khoảng 1/4 chiêu cao tường. Tường có lưng nghiêng về phía đất đắp.

Tường xây đá cần ít xi măng hơn, thời gian thi công nhanh, đơn giản. Áp dụng ở nơi sẵn có đá.

Tường gạch xây cao không quá 3-4m nên dùng có trụ chống.

NỘI DUNG CỦA TÀI LIỆU

tai lieu tinh toan tuong chan dat be tong cot thep

XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU HOẶC TẢI VỀ: TẠI ĐÂY

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *