Những ngôi nhà đẹp, cấu trúc hợp lý hài hòa sẽ mang đến cho bạn cuộc sống thoải mái, dễ chịu nhất. Nhưng không phải đơn giản mà ta có được một ngôi nhà như thế vì nó còn phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố khác nhau như điều kiện kinh tế, diện tích xây dựng, diện tích sàn… Trong bài viết này tôi sẽ giúp các bạn phân biệt rõ diện tích xây dựng và diện tích sàn khác nhau ở những điểm nào?
Phân biệt diện tích xây dựng và diện tích sàn
Diện tích xây dựng và diện tích sàn là do thỏa thuận giữa chủ thầu và gia chủ. Để hoàn thành một ngôi nhà cần tính toán dựa trên thông số thông dụng nhất để đôi bên cùng nắm rõ và đưa ra giá thầu phù hợp.
Diện tích xây dựng
Diện tích xây dựng quyết định rất lớn thiết kế xây dựng, tính thẩm mỹ của căn nhà sẽ được xây. Vì vậy đây cũng là một trong những vấn đề người mua nhà quan tâm đầu tiên. Vậy diện tích xây dựng là gì?
Là diện tích được tính từ hai mép tường đối diện nhau trong mảnh đất được dùng để xây dựng.
Gồm tổng diện tích các hạng mục xây dựng như diện tích sử dụng, diện tích ở, diện tích thông thủy, diện tích tim tường, diện tích phụ. Do đó, diện tích sàn nằm bên trong diện tích xây dựng.
Diện tích xây dựng không chỉ ảnh hưởng đến thiết kế mà còn ảnh hưởng cả đến phong thủy nên chúng ta phải đo đạc, đánh dấu thật kỹ trước khi tiến hành xây dựng.
Diện tích sàn
Còn diện tích sàn xây dựng chính là tổng diện tích sàn bao gồm cả ban công của tất cả các tầng mà bạn xây dựng. Và mục đích bạn tính diện tích sàn xây dựng là để xác định giá xây dựng của công trình.
Diện tích sàn thì bao gồm tất cả diện tích sàn của tất cả các tầng không có mái che khi tính toàn diện tích sàn cần phải thực hiện kỹ lưỡng để không bị chênh lệch và không bị thiệt hại về tài chính.
Cách tính diện tích xây dựng và diện tích sàn xây dựng
Diện tích xây dựng = Diện tích sàn sử dụng + Diện tích khác (phần móng, mái, sân, tầng hầm,…)
Chẳng hạn, bạn có diện tích đất là 60m2, dự định xây 1 trệt, 2 tầng, đổ mái đúc bằng, thì diện tích xây dựng được tính như sau:
- Tính theo sàn thì có 3 sàn và tổng diện tích là 180m2
- Tính theo mái thì cũng có 3 mái và tổng diện tích cũng là 180m2
Lưu ý: Có mái bên trên là hiển nhiên, có mái mới tính được diện tích sàn của lầu 2.
Vì vậy, bạn cứ tạo được bao nhiêu không gian sử dụng thì tính cộng lại sẽ ra diện tích xây dựng.
Trong đó:
Diện tích sàn
- Phần có mái che phía trên : 100% diện tích.
- Phần không có mái che nhưng có lát gạch nền : 50% diện tích.
- Ô trống trong nhà.
- Dưới 4m² tính như sàn bình thường.
- Trên 4m² : 70% diện tích.
- Lớn hơn 8m² : 50% diện tích.
Phần gia cố nền đất yếu
- Tùy vào điều kiện đất, điều kiện thi công mà sẽ quyết định sử dụng loại hình gia cố khác nhau như sử dụng gỗ hoặc cốt thép.
- Sử dụng phương pháp đổ bê tông cốt thép thì sẽ tính 20% diện tích.
Phần móng
- Móng đơn tính 30% diện tích.
- Đài móng trên nền cọc bê tông cốt thép, cọc khoan nhồi : 35% diện tích.
- Móng băng tính 50% diện tích.
Phần tầng hầm
- Phần diện tích tầng hầm có độ sâu từ 1.0 – 1.5 m so với vỉa hè: tính 150% diện tích;
- Phần diện tích tầng hầm có độ sâu từ 1.5 -2.0m so với vỉa hè: tính 170% diện tích;
- Phần diện tích tầng hầm có độ sâu từ 2.0m trở lên so với vỉa hè: tính 200% diện tích.
Ghi chú: Hệ số trên (là hệ số 150%, 170%, 200%) đã bao gồm chi phí
– Đào đất
– Vận chuyển đất
– Thi công hệ giằng chống
– Chi phí hạ mực nước ngầm (nếu có)
– Chi phí xử lý mọi sạt lở khác trong quá trình thi công tầng hầm
– Chi phí (vật tư + nhân công) phần thô sàn, cột tầng hầm
Phần sân
- Dưới 20m2 có đổ cột, đổ đà kiềng, xây tường rào, lát gạch nền : 100%.
- Dưới 40m2 có đổ cột, đổ đà kiềng, xây tường rào, lát gạch nền : 70%.
- Trên 40m2 có đổ cột, đổ đà kiềng, xây tường rào, lát gạch nền : 50%.
Phần mái
- Mái bê tông cốt thép, không lát gạch tính 50% diện tích của mái, có lát gạch tính 10% diện tích của mái.
- Mái ngói vì kèo sắt : 60% diện tích của mái.
- Mái bê tông dán ngói : 85% diện tích của mái.
- Mái tôn tính 30% diện tích của mái.
Trên đây là một số thông tin về diện tích xây dựng và diện tích sàn cũng như cách tính diện tích sàn xây dựng chung và phổ biến hiện nay. Cách tính sẽ thay đổi phụ thuộc vào các gói thầu và thỏa thuận của các nhà thầu. Đây cũng là một lưu ý khi các bạn tiến hành xây dựng công trình, bên cạnh việc quan tâm đến chi tiết chi phí trên từng m2, bạn nên đặc biệt quan tâm đến tổng giá trị hợp đồng và những hạng mục mà nhà thầu thực hiện trong gói thầu.