Các ngôi nhà mái bằng được đổ bê tông nếu không có mái tôn, lợp ngói,…che chắn mưa thường phải đối mặt với nguy cơ cao bị thấm dột. Nguyên nhân là do phải chịu sự tác động của môi trường khắc nghiệt như nắng nóng và mưa, dần tạo nên những vết nứt trên bề mặt bê tông khu vực mái. Đây cũng là điều kiện rất thuận lợi để nước mưa xâm hại và phá hủy kết cấu bê tông và làm ảnh hưởng tới tuổi thọ của công trình. Chính vì thế các công trình xây dựng, nhà ở luôn phải tìm ra những phương pháp chống thấm và chống nóng cho nhà mái bằng.
CHỐNG THẤM CHO NHÀ MÁI BẰNG
Chống thấm nhà mái bằng luôn là một trong những công việc quan trọng, rất cần thi công cho những công trình có tầng thượng là mái bằng. Dưới đây là một số giải pháp chống thấm cho nhà mái bằng mời các bạn tham khảo:
Lớp chống thấm giấy dầu
Là loại vật liệu chống thấm, được chế tạo bằng sợi thực vật, lông động vật, vải sợi amiăng.. ..
Ưu điểm: mềm, có tính chống thấm cao, ít bị phá hoại khi nhà bị lún không đều.. .
Nhược điểm: Thi công phức tạp, dễ bị mục nát, không chịu được nhiệt độ cao, dễ biến dạng
Quy cách: Cần đạt các lớp giấy dầu thẳng góc bới phương dòng chảy của nước mưa và xếp chồng phủ lên nhau một đoạn 3,3cm (lớp dưới) và 10cm ( lớp trên) Các lớp giấy dầu được dán lên nhau bằng bitum nóng với số lớp tùy theo độ dốc của mái như sau:
- 4 lớp với độ dốc 3- 4 %
- 3 lớp với độ dốc > 4 %
- 2 lớp với độ dốc >10 %
Ở các góc tiếp giáp giữa mái và tường phải dán giấy cao theo chiều thẳng đứng của tường từ 20-25 cm, tại các vị trí đỉnh nóc, máng nước, máng xối và miệng thu nước tại ống xuống thì mép tấm giấy của mái phải để lên mép tấm giấy của máng >15 cm.
Lớp chống thấm bằng giấy dầu ở nước ta ít dùng vì dễ lão hóa hư hỏng và mục nát.
Hiện nay trong thực tế đã xuất hiện một số vật liệu hóa chất chống thấm hiệu quả khác bền vững hơn.([at url=”https://shopee.vn/Ch%E1%BA%A5t-ch%E1%BB%91ng-th%E1%BA%A5m-sika-latex-TH-5-l%C3%ADt-i.20703293.1799674444?gclid=CjwKCAjw9qiTBhBbEiwAp-GE0d7CVBoLY_ThMFG9M_UmTHVO5A5skCS3VKlp1k2ILKlWHgA_exsuSBoC-4MQAvD_BwE”]Sika[/at], sơnICI, [at url=”https://shopee.vn/Sika-Latex-TH–Can-5-L%C3%ADt—Ph%E1%BB%A5-gia-ch%E1%BB%91ng-th%E1%BA%A5m-cho-v%E1%BB%AFa-i.104482128.3549130582″]phụ gia chống thấm siêu cường[/at]….)
Bê tông chống thấm
Bê tông chống thấm có tác dụng không cho nước mưa ngấm vào kết cấu mái, được đặt ở trên lớp tạo dốc dối với mái có lớp tạo dốc hoặc trên lớp kết cấu chịu lực dối với mái không có lớp tạo dốc. Thường được cấu tạo bằng bê tông cốt thép mác cao. Ngoài ra nó còn có tác dụng tăng thêm độ cứng cho mái.
Dùng loại bê tông đá nhỏ trong đó thành phần xi măng tương đối nhiều, lại dùng ít nước nên khả năng liên kết chặt, ít lỗ rỗng nước không thể dễ dàng thấm qua. Khả năng chống thấm còn tùy thuộc vào phụ gia chống thấm và tỷ lệ cấp phối mà cấp phối lại được căn cứ vào vật liệu cụ thể để quyết định chất phụ gia chống thấm.
Bề dày của lớp bê tông chống thấm 30-50 mm, thông thường 40mm
Khi nhiệt độ thay đổi hay kết cấu biến hình, lớp bê tông chống thấm sẽ sinh ra hiện tượng nứt. Để khắc phục hiện tượng đó có thể áp dụng các biện pháp:
- Tăng cường khả năng chịu kéo của bê tông chống thấm bằng cách đặt thêm một lưới thép Φ4 ,ô vuông 200-250.
- Chia mặt bằng của lớp chống thấm trên mái thành những mảng nhỏ cở 2000×200. Căn cứ vào mặt bằng kết cấu mái mà đặt các khe chia trùng với vị trí của tường hoặc dầm, vì ở đó thường dễ hình thành các vết nứt. Qua thực tế thi công bê tông chống thấm chưa thực sự đảm bảo hoàn toàn kín và đặc chắc, do đó cần tiến hành ngâm nước xi măng chống thấm. Được tiến hành sau khi đổ bê tông 6-10h.
- Để bảo vệ lớp bê tông chống thấm, người ta dùng gạch lá nem (kích thước 200×200 dày 15-20).
Thường dùng hai lớp lát bằng vữa xi măng mác 50 dày 20 rồi miết mạch bằng xi măng nguyên chất
Lớp bê tông chống thấm có thể đặt theo 2 cách:
- Lớp chống thấm và kết cấu chịu lực liên kết chặt chẽ với nhau do đó có tác dụng tăng thêm độ cứng cho mái, Bê tông này có tác dụng chống thấm cao.
- Lớp chống thấm và kết cấu chịu lực tách rời nhau, được cách ly bởi tầng cách nhiệt một lớp bitum.
Ưu điểm: khắc phục được hiên tượng bị nứt do tác động của sự chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài mái nhà.
CHỐNG NÓNG CHO MÁI NHÀ
Khí hậu ở Việt Nam vào những ngày hè nóng bức thì nhiệt độ có thể lên tới hơn 42 độ. Chính vì thế các công trình xây dựng, nhà ở luôn phải tìm ra những phương pháp chống nóng cho nhà mái bằng.
Vì sao phải chống nóng cho nhà mái bằng
Hiện nay các mẫu nhà mái bằng đang rất phổ biến và được ưa chuộng. Đó là những ngôi nhà sử dụng bê tông cốt thép. Nó có nhiều ưu điểm vượt trội khiến người sử dụng yêu thích như có nhiều kiểu dáng khác nhau, khả năng chống chịu được thời tiết tốt.
Tuy nhiên mẫu nhà này lại có một nhược điểm đó là khả năng hấp thụ và giữ nhiệt lâu hơn các ngôi nhà mái ngói thông thường. Do phần mái nhà là nơi có diện tích lớn nhất tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên lượng nhiệt hấp thụ xuống các không gian trong nhà rất lớn. Chính vì vậy nếu không tìm giải pháp chống nóng cho nhà mái bằng sẽ khiến mọi người cảm giác nóng bức, ngột ngạt và khó chịu.
Đây chính là nguyên nhân quan trọng nhất khiến người ta phải tìm ra những biện pháp chống nóng cho các ngôi nhà mái bằng trong mùa nắng nóng. Các cách chống nóng cho những ngôi nhà mái bằng được đưa ra rất đa dạng, từ đơn giản đến phức tạp, từ ít tốn kém đến tốn kém.
Các biện pháp chống nóng cho mái nhà
Có tác dụng ngăn không cho hơi nóng của không khí xâm nhập vào các phòng ở tầng trên cùng, đảm bảo cường độ thông hơi, thoát nhiệt cần thiết. Ngoài ra còn có tác dụng bảo vệ lớp bê tông chống thấm ở dưới khỏi bị tác động cơ học có hại, khỏi bị mặt trời chiếu nóng quá mức và không bị tiếp xúc với không khí, lớp chống thấm sẽ bị phân hủy dần với các chất dễ bay hơi, do đó dễ mất tính đàn hồi.
Có thể cấu tạo bằng các vật liệu như gạch lá nem, gạch thông tâm , tấm đan lỗ, tấm tôn, tấm fibrô xi măng.
Chống nóng cho nhà mái bằng
Chống nóng cho mái bằng áp dụng các biện pháp sau:
Tăng khả năng phản xạ nhiệt: Mặt trên cùng của mái cấu tạo 1 lớp có khả năng phản xạ nhiệt lớn như quét một lớp sơn màu trắng, rải 1 lớp cát, sỏi trắng.
Dùng vật liệu cách nhiệt: Tăng thêm bề dày trong cấu tạo mái với các vật liệu như xỉ than, bê tông bọt, bê tông khí, đặt 1 lớp ở trên mái hoặc dùng thảm sợi khoáng, thảm sợi thủy tinh đặt dưới mái nhà
Dùng mái có tầng không khí thông lưu:
Đối với mái có cấu tạo trần treo: thiết kế các lỗ thông hơi đặt ở các tường ngoài.
Đối với nhà lắp ghép: dùng 2 lớp panen để tạo tầng không khí thông lưu ở giữa Sau khi thực hiện lớp chống thấm có thể xây tường thấp hay trụ thấp có chiều cao 10-30 cm, trên đặt gạch lá nem hoặc tấm bê tông cốt thép dày 5 cm cỡ 50x50cm, 50×100 cm hoặc loại gạch đất nung cách nhiệt.
Biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả là sau khi cấu tạo mái bằng theo qui cách ta lợp thêm 1 lượt mái bằng fibrô xi măng
Dùng mái có trần:
Có hai loại: trần trát vữa trực tiếp và trần treo.
Trần trát vữa trực tiếp: chỉ để trang trí
- Trát 1 hoặc 2 lớp vữa trực tiếp vào mặt dưới lớp bê tông cốt thép.
- Quét trang trí một vài lớp vôi trắng hoặc vôi màu.
- Loại trần này thực hiện đơn giản, giá thành hạ
Trần treo
- Bố trí chôn sẵn các thanh thép đường kính 6 mm trong kết cấu bê tông cốt thép làm dây treo để treo hệ dầm của trần.
- Phía dưới dầm là các đà tiết diện 2x3cm; 3x4cm, cuối cùng là các tấm ốp trần hoặc trát vữa vôi rơm.
Mái có thảm cỏ hay bể nước cạn: Dùng thảm cỏ thì phải bảo đảm luôn được xanh mát với lớp đất màu dàu 40 cm.
Chống nóng cho mái dốc
Dùng mái lợp có 2 tầng nhằm tạo nên lớp không khí trung gian thông lưu ở giữa, nhiệt bức xạ bị tiêu hao khi truyện qua lớp không khí này.
Đồng thời kết hợp với việc cấu tạo trần treo để tăng hiệu quả cách nhiệt
Tổ chức thông gió thoát hơi cho hầm mái
Mục đích:
- Chống mục nát cho gỗ.
- Điều hoà nhiệt độ bên trong hầm mái.
- Nâng cao khả năng cách nhiệt cho mái.
Phương pháp thực hiện: Bố trí cửa hút và cửa thoát gió ở các vị trí trần, mái, tường thu hồi, tường đầu hồi, trần mái đua, cửa sổ mái.
Dùng bể nước thì phải thay nước theo định kỳ và mực nước trong bể nước cao 30 cm.
Xem thêm: [at url=”https://tiki.vn/hoa-chat/c23706″]Một số sản phẩm chống thấm và chống nóng cho mái nhà[/at]