Trong các công trình kiến trúc, cửa là bộ phận bao che, ngăn cách có cấu tạo động hoặc cố định khi thiết kế cửa nhằm đảm bảo các chức năng.
Yêu cầu đối với cửa
Giao lưu: Kiểm soát gàn lọc tiếp thu ánh sáng, nắng ấm, thông thoáng và đón được gió mát, đi lại thuận tiện giữa nội thất và ngoại vi cùng liên lạc với tự nhiên thuận tiện.
Ngăn chặn: Những tác hại khắc nghiệt của thời tiết khí hậu như gió rét, mưa bão, nắng chói. Cách âm tốt, yêu cầu kín đáo và an toàn.
Thẩm mỹ kiến trúc: trang trí và xử lý mặt đứng công trình và đảm bảo nghệ thuật.
Phân loại và kích thước cửa
Theo yêu cầu sử dụng cửa có hai loại chính là cửa sổ và cửa đi.
Trong các công trình kiến trúc dân dụng các loại cửa thường được cấu tạo bằng gỗ, nhôm, thép, ngoài ra có thể dùng kính, vật liệu ép, chất dẻo…để làm cửa theo chức năng và yêu cầu sử dụng cụ thể của phòng ốc và loại công trình.
Kích thước các loại cửa còn tùy thuộc vào vị trí trong bố cục mặt bằng kiến trúc; Vị trí trên bố cục mặt đứng công trình
Cửa sổ
Yêu cầu chung đối với cửa sổ
Khi thiết kế các cửa sổ cần bảo đảm yêu cầu sử dụng của nó. Một cửa sổ hợp lý cần thỏa mãn các yêu cầu sau: lấy sánh sáng đầy đủ, thông gió tốt, đảm bảo phòng nắng, mưa, chống bão, đóng mở linh hoạt thuận tiện, lau chùi dễ dàng và an toàn.
Phân loại cửa sổ, số lớp, hình thức đóng mở
Số lớp của cửa sổ chủ yếu căn cứ vào điều kiện khí hậu và yêu cầu sử dụng của nhà quyết định, có thể là của sổ một lớp, hai lớp và ba lớp.
Ở những vùng khí hậu lạnh để đảm bảo trong phòng khí hậu bình thường và trong một số nhà yêu cầu cách âm, cách nhiệt thường dùng hai lớp cửa hoặc ba lớp.
Cửa mở theo chiều đứng
Trục quay của cánh cửa theo chiều thẳng đứng có hai loại:
Trục quay ở bên cạnh: là loại ứng dụng rộng rãi nhất trong kiến trúc. Đối với cửa sổ một lớp còn phân thành mở ra ngoài hoặc trong nhà. Đối với cửa hai lớp thì một lớp phía trong và một lớp ở phía ngòai. Đối với cửa ba lớp thì hai lớp mở ra ngoài và một lớp mở vào trong.
- Ưu điểm: Khi mở ra ngoài không chiếm diện tích trong nhà, không trở ngại đến các hoạt động trong nhà.
- Nhược điểm: tháo lắp, lau chùi không thuận tiện, trực tiếp chịu ảnh hưởng của mưa gió, dễ mục nát không an toàn.
Trục quay ở giữa cánh cửa: sau khi đóng mở, một bộ phận cửa nằm ở phía trong nhà và một bộ phận ở ngoài nhà.
- Ưu điểm: dễ lau chùi.
- Nhược điểm: xử lý không tốt nước mưa sẽ lọt vào trong nhà.
Cửa sổ lật (cửa quay ngang)
Trục quay của cánh cửa theo chiều nằm ngang, trục quay có thể ở phía trên hoặc dưới hoặc ở giữa. Loại này có thể dùng độc lập, cũng có thể kết hợp làm bộ phận của cửa lật trên loại cửa mở theo chiều đứng.
Cửa sổ trượt
Có hai loại: trượt ngang và trượt đứng .Ưu điểm của loại cửa này là đóng mở không tốn diện tích và không gian trong nhà.
Cửa sổ trượt ngang nói chung dùng để đưa đồ vật trong nhà.
Cửa sổ trượt theo hướng thẳng đứng đặt bánh xe lăn trong rãnh trượt.
CẤU TẠO CHI TIẾT CỬA SỔ
Các bộ phận cửa sổ
Cửa sổ do 2 bộ phận chính hợp thành: Khuôn cửa, cánh cửa cùng các phụ kiện đi kèm.
Khuôn cửa: khuôn cửa được làm gỗ, gồm có hai thanh đứng, thanh ngang trên và thanh ngang dưới. Ngoài ra các vật liệu làm cửa còn được dùng bằng thép hay nhôm, thủy tinh, và có thể làm bằng bê tông cốt thép.
Cánh cửa: Bao gồm thành phần khung cửa cánh và bộ phận trám kín khoảng trống giữ khung có thể kính, lá chớp, panô bằng ván gỗ, gỗ dán, lưới thép, lưới ngăn ruồi muỗi.
Phụ kiện: bao gồm các thành phần để liên kết ổn định, và bảo vệ khuôn, khung cánh như bản lề, then cài, khoá, êke.
Khuôn cửa sổ
Hình thức: tiết diện của các thành phần cấu tạo khuôn cửa thường có hình đa giác lồi lõm. Gờ lõm có tác dụng khi của đóng sẽ ngăn chặn không cho gió, nước mưa thấm lột vào bên trong nhà. Bề sâu của phần lõm vào khoảng 10- 15mm. Bề rộng sẽ do chiều dày khung cánh cửa quyết định. Kích thước tiết diện các thành phần của khung cửa nói chung thống nhất bằng nhau nhưng không do tính toán quyết định thường được chọn theo kinh nghiệm và sự thích dụng của mỗi trường hợp. Đối với cửa thông dụng, kích thước tiết diện này có thể chọn: Cửa 1 lớp: 60×80, 60x130mm Cửa 2 lớp :60×160, 60x250mm.
Với một số chiều rộng khuôn cửa bằng chiều rộng tường.
Liên kết khuôn cửa vào tường: Tùy thuộc kết cấu chịu lực của tường vách mà kiểu cách liên kết được chọn cho thích hợp, giải pháp được giới thiệu ở đây là liên kết khuôn vào tường xây. Có hai phương pháp tùy theo trình tự thi công, do đó cấu tạo có khác nhau với ưu khuyết điểm của nó.
Lắp dựng khuôn cửa trước khi xây lỗ cửa: khi xây tường đến bệ cửa sổ thì dựng khuôn cửa vào vị trí, sau đó sẽ tiếp tục xây. Thanh ngang trên và dưới đều nhô ra một khoảng 1/2 gạch (110mm) và ở hai bên thanh đứng của khuôn, cách khoảng 300-500 có thể gắn các viên gạch gỗ hoặc thép tròn đuôi cá, bật thép đặt xiên vào tim tường để liên kết chặt khuôn vào tường.
- Ưu điểm: Liên kết giữa tường và khuôn cửa chặt sít, bền lâu.
- Khuyết điểm: Lắp khuôn ảnh hưởng đến tiến độ thi công xây tường, trong quá trình thi công rất dễ sinh ra các hiện tượng va chạm làm hỏng khuôn cửa hoặc sê dịch vị trí của khuôn cửa.
Xây lỗ cửa trước, lắp khuôn của sau: khi xây tường chừa lại lỗ cửa, với mép tường ở hai bên lỗ cửa cứ cách 10 lớp xây lại chôn một viên gạch gỗ bằng 1/2 viên gạch thường đã tẩm thuốc chống mục. Khi xây xong sẽ dùng đinh Φ 4-5 dài 125 đóng vào gạch gỗ để cố định khuôn vào tường. Để dễ dàng lắp khuôn vào cửa, lỗ cửa phải rộng hơn khuôn 15-20 mm, sau khi dựng khuôn cửa xong sẽ dùng vữa trát kín.
- Ưu điểm: thi công tường và lắp dựng khuôn cửa không ảnh hưởng lẫn nhau do đó tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ xây dựng.
- Nhược điểm: cần có biện pháp chèn kín khe hở giữa khuôn cửa và tường, đảm bảo chống thấm tốt, đồng thời kết hợp mỹ quan bằng cách đóng nẹp gỗ che phủ.
Cánh cửa sổ
Hình thức: Tiết diện của các thành phàn cấu tạo khung cánh cửa thường dày 40- 45mm rộng 60-80-100mm, đố ngang ,đố dọc 35-40.
Xem thêm: Đố cửa là gì ?
Hình dáng tiết diện của khung cánh cửa: Khung cánh cửa, đố cánh cửa mặt hướng ra ngoài đều soi thành những hèm để lắp kính. Các hèm sâu 10-16mm rộng 8-12mm. Mặt phía trong dùng làm các gờ chỉ để giảm bớt khả năng che ánh sáng và tăng vẽ đẹp cho cửa.
Lắp kính: Thường người ta dùng kính dày 3-5mm. Cố định kính vào của sổ có hai cách: trước hết người ta dùng đinh để cố định tạm kính, sau đó dùng mát tít trát đều xung quanh mép kính; một cách khác có thể dùng nẹp gỗ để cố định kính.
Chỗ tiếp giáp giữa hai cánh cửa: Các thanh đứng dọc theo khe được cấu tạo lồi lõm, chữ Z hoặc đóng nẹp để ngăn chặn không cho gió mưa vào nhà.
Cấu tạo gờ chặn nước
Để chặn nước mưa xuyên qua khe cửa trên khuôn cửa cần làm gờ chặn nước và rãnh thoát nước theo các hướng dọc ngang để khi có mưa, nước sẽ chảy theo rãnh đứng và rãnh ngang để chảy ra ngoài.
Trên cánh cửa tại thanh dưới của khung ở mặt ngoài cần cấu tạo gờ giọt nước hoặc gắn bản chắn nước.
Đối với cửa sổ mở vào phía trong nhà, nhất là loại cửa sổ kính ở xứ lạnh, cần đặt biệt chú ý cấu tạo chống thấm qua khe cửa sổ và bố trí rãnh thu nước đọng cùng với lỗ thoát ở thanh ngang dưới của khuôn.
Diện tích, kích thước và vị trí cửa sổ
Diện tích lấy sáng
Căn cứ vào yêu cầu sử dụng để quyết định diện tích lấy sáng. Phương pháp xác định đơn giản thường tính theo hệ số chiếu sáng, là tỷ số diện tích của lỗ cửa trên trên diện tích mặt nền phòng.
- Phòng làm việc, học tập lấy bằng : 1/5 – 1/6.
- Phòng ở, tiếp khách, giải trí lấy bằng : 1/7 – 1/8.
- Phòng phụ, kho, vệ sinh lấy bằng : 1/10 – 1/12
Diện tích thông gió
Căn cứ vào điều kiện khí hậu từng nơi để quyết định, nói chung nhỏ nhất bằng ½ diện tích lấy sáng. Ở vùng khí hậu nóng có thể lấy lớn hơn.
Kích thước và vị trí của cửa sổ
Chiều cao của bệ cửa sổ thông thường B = 0,8-1m; Chiều cao của cửa số thông thường H = 0,9-1,8m; Cửa sổ cao 1,5-1,8m thường có làm cửa lật.
Chiều cao của cửa lật 0,35-0,55m. độ cao mép trên của sổ xuống cửa lật B+H =1/2 chiếu sâu phòng.
Mép trên của cửa sổ cách mặt trên một đoạn K bằng chiều cao của lanh tô, nói chung không vượt quá 30cm, khi cần thiết K= 0.
CẤU TẠO CÁC LOẠI CỬA SỔ KHÁC.
Cửa chớp lá sách
Cửa chớp được dùng để che mưa hắt, chắn nắng, kín đáo nhưng vẫn đảm bảo thông gió tốt. Cửa chớp thường được mở ra ngoài nhà, nếu là cửa hai lớp thì cửa chớp đặt ở phía ngoài. Cửa chớp còn thường được lắp dựng ở các phòng có yêu cầu thông hơi như gác lửng, bếp, kho, tường nóc dầu hồi.
Cấu tạo của chớp có khác với cửa kính ở chỗ khoảng trống giữa khung được lắp trám bởi những nan chớp bằng gỗ, kim loại hoặc kính.
Góc nghiêng của nan chớp được chọn trong khoảng 45-600 tùy theo vùng khí hậu, Góc càng lớn thì khả năng thông gió càng kém, nhưng che mưa tốt và ngược lại.
Đối với nan chớp bằng gỗ, bề dày của nan chớp e = 10-15mm, khoảng cách giữa các nan chớp V=15-20mm nan chớp thường dài 200-300mm
Để tăng cường khả năng thông gió, đồng thời kết hợp lấy sáng ở vùng khí hậu nóng, sử dụng thuận tiện theo yêu cầu từng lúc trong ngày, mùa hoặc có thể đóng kín thì nên áp dụng của chớp lật.
Cửa sổ lật
Cửa sổ lật có công dụng để lấy sáng và thông gió tốt ít choáng chỗ lúc mở, thích hợp cho kho, phòng vệ sinh.
Cấu tạo của sổ lật cần lưu ý các điểm sau: thanh giữa của khuôn cửa sổ (nếu có). So với các thanh bốn chung quanh của khuôn cần làm dầy và rộng hơn một chút để lồi ra phía ngoài nhằm tạo thành gờ giọt nước, gờ chặn nước ở khuôn cho phần trên trục quay bố trí ở mép ngoài, cho phần dưới trục quay thì ở mép trong của khuôn, nửa phần cánh cửa phía trên trục quay nên lấy dài hơn một ít để cánh của dễ lật lúc mở.
Cửa sổ đẩy
Khi đóng mở, cánh cửa chỉ choáng phần không gian trong phạm vi lỗ cửa, không ảnh hưởng đến không gian của phòng ốc, nhưng lỗ cửa bị thu hẹp sẽ hạn chế diện tích thông gió và lấy sáng. Để khắc phục thì có thể áp dụng kiểu cửa đẩy với cánh xếp hoặc cấu tạo dấu cánh vào tường.
Hướng đẩy cửa có thể áp dụng theo cách đẩy lên hạ xuống hoặc đẩy ngang qua lại hai bên. Để giúp việc đẩy cửa nhẹ nhàng trong trường hợp cánh của rộng lớn thì có thể cấu tạo thêm hệ thống đối trọng để nâng cánh hoặc đặt bánh xe lăn trong rãnh trượt treo. Khi cấu tạo của sổ đẩy cần quan tâm đến vị trí đặt các gờ kín gió và chống thấm giữa khuôn cánh và hai cánh.
Cấu tạo cửa sổ khuôn khung kim loại
Cửa khuôn kim loại và khuôn gỗ nói chung có cấu tạo giống nhau, có thể làm thành cửa một lớp, cửa hai lớp, cửa cố định hoặc cửa đóng mở .v.v nhưng chỗ tiếp giáp giữa hai cánh cửa cần có một thanh thép đứng. Thép khuôn và thép khung cánh cửa đều là thép định hình ( chữ Z,L,T..) hoặc hình thép hộp hàn lại với nhau mà thành.
Để liên kết khuôn cửa vào tường khi xây bốn bên tường gạch người ta để các lỗ trống. Khi Lắp cửa trước tiên các thanh thép góc, và các thanh thép tròn đuôi cá được chôn vào lỗ tường, dùng bu lông vít chặt khuôn của vào thép góc, sau đó dùng vữa xi măng .
Cửa sổ khuôn kim loại giá thành tương đối cao, chế tạo có yêu cầu kỹ thuật cao.
Nhưng cửa khuôn kim loại có nhiều ưu điểm: kiên cố, bền lâu, đóng mở kín, phòng cháy, ẩm ướt, không bị biến hình, tiết diện nhỏ tiết kiệm khuôn nên diện tích lấy sáng nhiều.
Cấu tạo cửa sổ nhiều lớp
Cửa sổ hai lớp mở ra phía ngoài hoặc phía trong chỉ cần làm khuôn kép, hai bên trong và ngoài đều có hèm để lắp cánh cửa.
Cửa sổ hai lớp đều mở vào phía trong có thể làm một khuôn cửa ( khuôn kép), có hai hèm đều hướng vào trong nhà với đặc điểm của loại này là cửa trong lớn hơn cửa ngoài. Khi khoảng cách giữa hai cửa tương đối lớn có thể làm hai khuôn của rời nhau.
Cấu tạo cửa sổ lưới thép mắt cáo
Cửa lưới thép mắt cáo có thể hãm cố định hoặc đóng mở, có thể lắp phía trong hoặc phía ngoài cửa kính ( lưới mắt cáo có thể là lưới thép, đồng, hoặc chất dẻo). Cửa này trọng lượng nhẹ, chịu lực nhỏ cho nên tiết diện và kích thước của khuôn và khung cánh cửa tương đối nhỏ, kích thước thường dùng là dày 20-30mm rộng 45-50mm
Cấu tạo của không khuôn
Để tiết kiệm gỗ, cửa sổ có thể được làm không khuôn. Bản lề được chôn vào gạch bê tông đúc sẵn kích thước 55x105x220, hoặc chôn trực tiếp vào tường gạch. Phần tường xung quanh cửa đặc biệt phần xây bao quanh gạch bê tông bản lề không được dùng vữa thường mà phải dùng vữa xi măng mác 50-75. Hèm cửa phải trát phẳng và thẳng , để lắp cửa không bị vênh và chú ý phải dùng vữa mác 50.
Cấu tạo mặt cửa sổ không khuôn, hình dáng và kích thước bản lề gông được thể hiện ở hình dưới.
CỬA ĐI
Yêu cầu chung đối với cửa đi
Cửa đi là phương tiện giao thông liên hệ giữa trong và ngoài nhà, giữa hành lang và các phòng, hoặc giữa các phòng với nhau. Ngoài ra còn có tác dụng thông gió và lấy sáng.
Khi thiết kế cửa đi cần phải bảo đảm các yêu cầu sau:
Số lượng cửa và bề rộng của cửa bảo đảm thoát người cũng như vận chuyển đồ đạc được nhanh chóng và dễ dàng
Bố trí vị trí của hợp lý, đóng mở thuận tiện chiếm diện tích ít nhất không ảnh hưởng đến việc bố trí đồ đạc và phân khu chức năng.
Ngoài ra cấu tạo cửa đi cũng đảm bảo mỹ quan cho chính bản thân cửa cùng mặt đứng công trình, thi công và bảo trì dễ dàng, đồng thời với yêu cầu cách âm bên ngoài, chấn động sinh ra khi đóng mở cửa.
Phân loại cửa đi
Theo vật liệu: có thể phân thành các loại: cửa gỗ, thép, nhôm, của kính….
Theo nhiệm vụ: cửa bản, cửa pa nô, cửa kính, cửa đi cách nhiệt giữ nhiệt, cách âm, cửa đi kết hợp cửa sổ, cửa thoát hiểm.
Theo phương cách đóng mở:
Cửa mở một chiều: trục quay thẳng đứng, hướng ra ngoài nhà hoặc mở vào trong theo yêu cầu sử dụng, nhưng cửa thoát hiểm bắt buộc phải quay ra ngoài.
Cửa mở ra hai chiều: thường được dùng ở nơi công cộng, người đi lại nhiều và trong phòng thiết bị hệ thống điều hòa nhiệt độ.
Cửa đẩy trượt: việc đóng mở của không đóng diện tích và không gian của phòng nhưng cần bố trí màng tường cho cách ẩm, thường được dùng trong việc ngăn chia các phòng đa dụng, cửa nhà kho, xưởng, cửa phòng cháy chặn lửa cánh cửa dẩy trượt theo 2 cách:
– Cánh cửa được thiết kế bố trí bánh xe làm trên đường ray đặt trên đầu lỗ cửa sẽ thuận tiện hơn.
– Cánh cửa trượt theo sắt hướng dẫn đặt đứng và có thiết trí đối trọng giúp đóng mở dễ dàng.
Cửa đẩy xếp: Dùng khi lỗ cửa rộng lớn, ngăn chia phòng, cửa hàng, nhà kho, nhà để xe. Cửa có cấu tạo mặt xếp bằng da hoặc vải hay ghép nhiều cánh bằng gỗ, thép, nhôm, cửa xếp song sắt.
Cửa quay: Loại cửa có công dụng cách ly, giữ nhiệt ngăn gió lạnh, hơi nóng, bụi lùa từ ngoài vào, đồng thời với việc hạn chế lượng người qua lại. Cửa có cấu tạo phức tạp thường được dùng trong các công trình kiến trúc cao cấp như trong khách sạn.
Cửa cuốn: Dùng để bảo vệ cửa hành có mặt kính trưng bày rộng, cửa gara, cửa kho. Tùy theo vị trí và yêu cầu sử dụng mà cấu tạo cửa cuốn thoáng hoặc kín cùng với việc đặt thép hướng dẫn và hộp che dấu bộ phận cuốn cho thích hợp.
CẤU TẠO CHI TIẾT CÁC BỘ PHẬN CỬA ĐI
Khuôn cửa đi
Khác với cửa sổ các bộ phận cấu tạo khuôn cửa đi gồm hai thanh đứng và một thanh ngang trên, nếu cửa có nhiều cánh thì sẽ tùy trường hợp mà bố trí thêm thanh đứng để chịu quay mở cửa và thanh ngang trên.
Kích thước tiết diện: Đối với cửa thông dụng, kích thước tiết diện có thể chọn: Cửa 1 lớp: 60×80, 60x130mm; Cửa 2 lớp:60×160, 60x250mm
Với một số chiều rộng khuôn cửa bằng chiều rộng tường, Các thanh đứng cần dự trù dôi thêm 1 đoạn để chôn sâu vào nền 5- 8cm.
Liên kết vào tường: Liên kết khuôn cửa đi vào tường giống như cửa sổ. quá trình lắp dựng theo hai các:
Lắp dựng khuôn cửa trước khi xây lỗ cửa hoặc xây lỗ cửa trước, lắp khuôn của sau.
Đối với tường xây hoặc đúc cần tối thiểu 2 điểm liên kết vào tường cho mỗi thanh đứng. Trường hợp khuôn được đặt sát tường, cần xây thêm một khoảng tường >10cm để chôn phụ kiện liên kết được dễ dàng đồng thời cũng để bảo vệ tay nắm cho cánh cửa lúc mở.
Các phần gỗ của khuôn cửa tiếp xúc hoặc chôn vào tường hoặc nền cần phải được tạo rãnh để gỗ co ngót và sơn quét chống phòng ẩm và mối mọt.
Khung cánh cửa
Chiều dày của các thanh gỗ làm khung thường được chọn trong khoảng 4 – 4,5m. Bản rộng của các thanh này sẽ căn cứ vào hình thức của cánh cửa mà quyết định, các thanh đứng hai bên thường rộng 8-10cm, thanh ngang trên 10- 15cm, thanh ngang dưới 12-20cm
Cấu tạo bộ phận trám bít
- Cửa pa nô: dùng gỗ bản hay gỗ dán dày 12mm -15mm ghép phẳng vào khung bằng cách lùa vào rãnh và đóng nẹp chặn.
- Cửa chớp: dùng nan chớp bằng gỗ dày 10mm nghiên 450 như ở cửa sổ chớp cố định hoặc có thể điều chỉnh theo yêu cầu sử dụng, nan chớp thường dài 250 – 300mm.
- Cửa kính: thường dùng kính dày 3-5mm được ghép vào khung như cửa sổ, phần dưới của cánh cửa từ mặt nền lên khoảng 100cm thường được ghép panô hoặc nan chớp.
- Cửa gỗ dán cách âm: Loại cửa được ghép gỗ dán cỡ 3-5 lớp vào hai mặt bên của khung cánh có sườn tăng cường ở giữa. Để không khí có thể lưu thông, bảo đảm khô thoáng bên trong thân cánh, cần bố trí các lỗ thông hơi.
- Cánh cửa không khuôn: Bằng gỗ, là loại cửa gỗ đơn giản, thường dùng cho nhà kho, nhà tạm. cấp 4, Cánh cửa được cấu tạo bởi các ván ghép đứng trên các thanh ngang và chồng chéo hình chữ Z, Để đảm bảo cánh cửa không bị xê dịch lúc đóng mở, cần dặt hướng thanh chống và vi trí bắt bản lề gông đứng cánh.
- Bằng kính hoặc chất dẻo: Toàn bộ cánh cửa được thực hiện bằng một tấm kính (thủy tinh khó bể) hoặc bằng chất dẻo. bản lề và khóa sẽ được bắt trục tiếp vào cánh. Loại cử được dùng ở nhà cấp cao hoặc kho xưởng đặc biệt.
Kích thước của cửa đi
Kích thước cửa đi phụ thuộc công dụng cửa và yêu cầu mỹ quan. Trong kiến trúc dân dụng kích thước của cửa được chọn theo yêu cầu đi lại và thông thoáng với chiều cao của cửa 1,8-2,2m. Chiều rộng đảm bảo vận chuyển trang thiết bị ra vào phòng được dễ dàng và yêu cầu về thoát người. Chiều rộng cửa được chọn cho trường hợp một cánh là 0,65m; 0,7m; 0,8m; 0,9m. Chiều rộng cửa có 2 cánh là 1,2m-1,6m. Chiều rộng cửa có 4 cánh là 2,1m – 2,8m m.
Chiều rộng cửa quá lớn so với chiều cao cửa để tạo cảm giác cân đối đồng thời để lấy sáng và thông gió chúng ta bố trí thêm cửa sổ hàm hoặc cửa sổ lật với chiều cao khoảng 40-60cm ở trên cánh cửa.
Cấu tạo cửa đi bằng thép – nhôm
Cửa đi với khuôn và khung bằng thép hoặc nhôm được cấu tạo như của sổ cùng vật liệu này. Tuy nhiên có vài yêu cầu riêng biệt cần quan tâm khi thiết kế là:
Bộ phận trám bít khoảng giữa khung của cánh có thể dùng tôn dày 1,3mm để bọc 1 lớp hoặc 2 lớp hay lắp kính với nẹp đệm cao su. Với loại cửa đi cách nhiệt , giữ nhiệt cấu tạo bằng thép hoặc nhôm, cần chèn trám vật liệu cách nhiệt, chịu nhiệt giữa hai lớp tôn chịu nhiệt bọc ở hai mặt ngoài của khung sườn cánh cửa.
CÁC PHỤ KIỆN CỦA CỬA
Bộ phận đóng mở
Bản lề: Phụ kiện liên kết giữa cánh cửa và khuôn cửa giúp vận hành đóng mở cánh cửa được dể dàng.
Kích thước:
Cửa sổ dùng bản lề kích thước 8 -10 – 12 -14 -16cm
Cửa đi dùng bản lề kích thước 8 -10 – 12 -14 -16cm
Các cửa có chiều cao >1,8m thường mỗi cánh bắt 3 bản lề.
Phân loại: Bản lề có ba loại chính gồm: Bản lề cối dùng cho cửa có khuôn.
Bản lề gông thường dùng cho cử không khuôn Bản lề bậc dùng cho cửa mở 2 chiều.
Ngoài ra còn bộ phận đóng mở tự động vận hành cơ khí hoặc đóng mở vận hành bằng quang điện.
Các bộ phận khác giúp đóng mở cửa được kể là:
Tay chống hoặc kéo dùng cho cử sổ mở có trục quay ngang đặt ở thanh ngang trên hoặc thanh ngang dưới của khung cánh cửa.
Chốt quay dùng cho cửa sổ lật có trục quay ngang đặt ở giữa cánh trên 2 thanh đứng bên của khung cánh cửa. hoặc cho cửa mở có trục quay đứng đặt ở giữa cánh trên thanh ngang trên và trên thanh ngang dưới của khung cánh.
Bánh xe lăn trên rãnh hoặc thép hướng dẫn dùng cho cửa dẩy trượt ,đẩy xếp.
Bộ phận liên kết
- Êke và T: Bộ phận này để củng cố cánh cửa giữ cho khung cánh cửa luôn vuông góc, không biến hình tuỳ theo kích thước của khung mà dùng các cở mà dùng các cở từ 8- 10- 12 – 14 -16 cm và đựoc bắt vào mặt khung ở phía trong nhà đối với cánh cửa có bắt krêmôn, thì cần dịch vị trí êke váo trong để chừa chỗ vừa đủ bắt chụp krê-môn.
- Bật sắt: Bộ phận dùng để liên kết và ổn định khuôn vào tường tối thiểu 3 bật sắt cho một thanh đứng của khuôn cử đi.
- Đinh vít: Để liên kết các loại phụ kiện vào khuôn và khung cánh cửa, thường dùng các cỡ.
3×15 – 3×20 dùng lắp êke, T vào cửa sổ
4x30mm dùng lắp êke , T vào cửa đi.
4x40mm dùng lắp ổ khóa, krêmôn.
Bộ phận then khóa:
- Krê-môn: Bộ phận có tác dụng cố định cánh cửa vào khung cửa được lắp ở phía trong nhà của cánh cửa mở trước, đóng sau đối với cửa sổ; cánh cửa đóng trước, mở sau đối với cửa đi.
Tay vặn đặt ở độ cao1,5m từ mặt nền đối với cửa sổ và 0,8m -1m đối với cửa đi.
Đối với cử sổ chốt thì chụp ở hai đầu krê-môn nên bắt lui vào 1,5cm để khi đóng không bị vướng vào gờ khuông cửa. - Then cài: Bộ phận bọ phận được thay cho krê-môn. then cài ngang dùng cho cửa 1 cánh – then cài dọc lắp ở trên và dưới dùng cho cửa 1 cánh hoặc nhiều cánh.
- Khoá: Ổ khóa sẽ tùy loại mà được lắp âm trong thanh đứng của khung cánh hoặc bắt lộ ngoài vị trí đầu ngoài giữa phía hèm cửa. thông thường ổ khóa được lắp vào cánh cửa bên phải đối với hướng đi vào nhà. Ngoài ra đối với một số loại khóa, cần phải phân biệt được trái phải lúc lắp đặt vào cánh cửa cho phù hợp với việc mở đẩy hoặc mở kéo.
Bộ phận bảo vệ
- Tay nắm: Giúp đóng mở được dễ dàng. Đối với cử thoát hiểm, tay nắm kết hợp với mở khó tự động.
- Móc gió và chặn cánh: Bộ phận có tác dụng cố định cánh cửa ở vị trí mở cửa, đối với cửa sổ thì đinh khuy được bắt móc, móc thép vào khuôn đối với cửa đi móc thép bắt vào gỗ chôn sẵn ở tường.
- Phòng chống hư mục: Các bộ phận cửa nói chung được cấu tạo bằng gỗ thép, nhôm đều cần phải bao phủ hoặc sơn quét một lớp bảo vệ tước khi lắp dựng vào lỗ cửa nhằm phòng chống ẩm mục hoặc rỉ sét nhất là ở các bề mặt và vị trí tiếp xúc với tường vách hoặc trực tiếp với những chấn động của thay đổi thời tiết và những va chạm trong khi thi công. Đồng thời đến giai đoạn hoàn thiện, toàn bộ cửa cần được bảo vệ theo kỹ thuật sơn hoặc đánh vernis.
Ngoài ra còn cấu tạo kết hợp các bộ phận chống trộm cắp, che chắn nhìn từ ngoài vào trong phòng và bức xạ mặt trời.