Cách tính khoảng cách xà gồ mái tôn chuẩn xác nhất

Mái tôn là vật liệu được sử dụng nhiều ở Việt Nam do đặc tính chống nóng, chống nhiệt hiệu quả, tiện lợi và thẩm mỹ với nhiều kiểu dáng đa dạng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách tính khoảng cách xà gồ mái tôn chuẩn chỉnh nhất cho thiết kế tầng mái ngôi nhà của bạn.

cach-tinh-khoang-cach-xa-go-mai-ton

Xà gồ là gì? Vai trò và cách phân loại xà gồ

Khái niệm xà gồ

Xà gồ là một cấu trúc thanh dạng chữ hoặc dạng rãnh, đặt liên kết với nhau ngang – dọc mái nhà và được hỗ trợ chịu tải bởi các bức tường bao quanh ngôi nhà.

Xà gồ có vai trò gì?

Xà gồ thường được dùng trên tầng mái của các công trình nhà dân hoặc các côn trình nhà xưởng bằng kết cấu thép, có tác dụng để chịu tải và liên kết các tấm mái tôn với nhau.

Phân loại xà gồ

Xà gồ được phân loại theo nguyên liệu sản xuất và theo hình dạng thiết kế :

Phân loại theo nguyên liệu sản xuất

+ Xà gồ thép mạ hợp kim nhôm kẽm được làm từ thép cán nóng, cán nguội sau đó được phủ một lớp mạ hợp kim nhôm kẽm lên bề mặt. Loại xà gồ này có khả năng chịu lực lớn, chống được sự oxi hóa do môi trường khắc nghiệt tác động trong thời gian dài, thân thiện với môi trường. Do có tình thẩm mỹ cao và lắp đặt dễ dàng nên xà gồ thép mạ kẽm thường được người dùng sử dụng nhiều hơn so với các loại xà gồ khác.

+ Xà gồ thép đen là loại xà gồ được làm hoàn toàn từ nguyên liệu thép cao cấp, qua quy trình cán nóng thép bằng công nghệ hiện đại cho ra sản phẩm xà gồ có chất lượng cao, nhẹ và bền chắc, chống cháy tốt và không gây ô nhiễm môi trường.

Phân loại theo hình dáng thiết kế thì phổ biến nhất là xà gồ hình chữ C và hình chữ Z

Xà gồ hình chữ C hay chữ Z đúng như tên gọi của chúng, là dạng thanh thép được tạo theo khuôn hình chữ C hoặc chữ Z, sản xuất theo tiêu chuẩn của Nhật Bản hoặc Châu Âu nên đảm bảo về chất lượng, độ bền chắc cũng như độ võng cho phép. Xà gồ loại này có nhiều kích thước khác nhau như: 80, 100, 125, 150, 180, 200, 250, 300, chiều dày từ 1.5mm đến 3mm.

khoang-cach-xa-go-mai-ton

Vì sao chúng ta cần tính khoảng cách xà gồ mái tôn?

Như đã nói ở trên, xà gồ có vai trò chống đỡ, chịu tải và liên kết mái tôn, vì thế việc tính toán trước khoảng cách xà gồ mái tôn để có số liệu chuẩn xác, hợp lý sẽ giúp bạn giải quyết được rất nhiều vấn đề trước và sau công đoạn lắp đặt.

An toàn khi sử dụng

Vấn đề an toàn luôn được đặt lên hàng đầu trong thiết kế xây dựng, việc tính toán trước khoảng cách xà gồ mái tôn sẽ giúp công nhân lắp đặt xà gồ bố trí đúng vị trí, tiêu chuẩn và đảm bảo khả năng chịu tải cho kết cấu chung của ngôi nhà.

Tăng độ bền và tuổi thọ công trình

Việc tính toàn hợp lý sẽ giúp bạn thi công lắp đặt chính xác hơn, không cần phải mất công tháo ra lắp lại nhiều lần trong quá trình sử dụng, qua đó giúp tăng độ bền của xà gồ và mái tôn cũng như tuổi thọ của công trình.

Giúp tiết kiệm chi phí

Việc tính toán hợp lý đương nhiên sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí ở các công đoạn thi công, sửa chữa trong suốt quá trình sử dụng.

Cách tính khoảng cách xà gồ mái tôn hợp lý

cach-tinh-khoang-cach-xa-go-mai-ton-1

Xác định khoảng cách xà gồ lợp mái tôn

Khoảng cách xà gồ thép lợp tôn phụ thuộc vào các yếu tố sau :

  • Chiều dày của các vật liệu cấu tạo mái như xà gồ (đòn tay), kèo và các tấm tôn lợp
  • Độ dốc của mái là tiền đề cho việc chuẩn bị các nguyên vật liệu, giúp bạn tính toán khoảng cách xà gồ mái tôn hơpj lý. Độ dốc mái tôn phụ thuộc vào các yếu tố như chiều dài mái cần thoát nước, lưu lượng nước mưa và tính thẩm mỹ của công trình.
  • Công thức tính độ dốc của mái tôn: Độ dốc mái tôn = chiều cao mái/chiều dài mái.
  • Theo kinh nghiệm thi công, thông thường khoảng cách xà gồ đối với 1 lớp tôn từ 70 – 90cm, 80 – 120cm với tôn xốp chống nóng là hợp lý.

Khoảng cách xà gồ mái tôn đạt tiêu chuẩn

Khoảng cách xà gồ mái tôn đối với từng công trình và từng loại khung kèo khác nhau cũng được bố trí khác nhau. Với những hệ khung kèo 2 lớp ta thường đặt khoảng cách vỉ kèo lý tưởng là 110cm – 120cm là hợp lý, đối với hệ kèo 3 lớp thì khoảng cách lý tưởng nhất là 80 – 90cm.

Phương pháp tính khoảng cách xà gồ mái tôn theo phong thủy

Xà gồ theo Sinh – Trụ – Hoại – Diệt

Theo Sinh – Trụ – Hoại – Diệt: Trong vũ trụ có vô lượng, vô biên, Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa xuân cây cối đâm chồi nảy lộc, mùa hạ phát triển xum xuê xanh tốt, mùa thu héo vàng lá rụng, mùa đông còn lại trơ trụi cành cây. Rồi tới mùa xuân năm sau, cây lại đâm chồi nảy lộc. Cái chu kỳ sinh, trụ, hủy, diệt cứ tiếp nối nhau, không ngưng nghỉ. Trong bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông thì mùa Xuân và Hạ là 2 mùa mang lại nhiều tài lộc nhất, đặc biệt là mùa Xuân, hai mùa còn lại mang đến những điều không tốt lành.

Do đó khi chọn số lượng đòn tay phải quay về chu kỳ của mùa Xuân hoặc Hạ.

Phương pháp tính xà gồ (đòn tay)này như sau:

Thanh đầu tiên là số [1] gọi là SINH- (Xuân)

Thanh thứ nhì là số [2] gọi là TRỤ – (Hạ)

Thanh thứ ba là số [3] gọi là HOẠI – (Thu)

Thanh thứ tư là số [4] gọi là DIỆT – (Đông)

Và cứ lặp lại như thế thanh thứ năm là sô [5] gọi là SINH, thanh thứ sáu là số [2] gọi là TRỤ, thanh thứ bảy là số [3] gọi là HOẠI, thanh thứ tám là số [4] gọi là DIỆT.

Số xà gồ đẹp theo phương pháp tính xà gồ (đòn tay) này là SINH, TRỤ:

SINH=[4 x n +1]

SINH=[4 x n +2]

Trong đó, “n” là số chu kỳ lặp lại.

Tính Xà gồ theo trực tuổi (Đây là phương pháp mà được nhiều người áp dụng)

Cách xà gồ (đòn tay) tính theo Trực, muốn tính theo Trực phải biết ngũ hành của Trực, và tìm Trực Chủ. Sau đó chọn Trực sinh, tránh Trực khắc.Đòn dông làm Trạch chủ, Đòn tay thuộc vợ con và của cải, nếu Trạch chủ khắc xuống Đòn tay thì vợ con đau ốm, của tiền hao tán, bằng khắc ngược lại thì Trạch chủ bị nguy: tai nạn, đau ốm liên miên.

Câc bước để tính số lượng xà gồ ( đòn tay) hợp tuổi

Bước 1: Xem gia chủ sinh năm thuộc can-chi

Bước 2: Tra bảng Trực-Tuổi để xác định trạch chủ thuộc Trực nào

Bước 3: Lấy đòn giông làm trạch chủ

Bước 4: Bắt đầu khởi tại Trực của trạch chủ và cứ thế đếm xuống tới bậc đầu tiên là bậc số 1 để tìm trực của phu tử

Bước 5: Xem xét đánh giá Trực chủ và Trực phu tử về mặt ngũ hành, nếu sinh là tốt, nếu khắc là xấu.

THỨ TỰ CỦA 12 TRỰC NHƯ SAU: Kiến, Trừ, Mãn, Bình, Định, Chấp, Phá, Nguy, Thành, Thâu, Khai, Bế.

TÌM TRỰC CHỦ NHÀ: Muốn tìm Trực phải biết người đó tuổi gì, mạng gì rồi theo bảng dưới đây để tìm:

TRỰC NGŨ HÀNH TUỔI
KIẾN THỔ Ất sửu Giáp tuất Quý Mùi Nhâm Thìn Bính Thìn
TRỪ THỦY Nhâm Dần Đinh tỵ Quý tỵ Canh thân Tân hợi
MÃN THỔ Mậu tý Quý mẹo Bính Ngọ Canh ngọ Tân dậu
BÌNH THỦY Kỷ Sửu Canh thìn Đinh mùi Tân Mùi Mậu Tuất
ĐỊNH MỘC Bính Dần Tân tỵ Giáp thân Mậu thân Kỷ hợi
CHẤP HỎA Nhâm tý Đinh mẹo Giáp ngọ Ất dậu Kỷ dậu
PHÁ HỎA Quý sửu Giáp thìn Ất mùi Bính Tuất Nhâm tuất
NGUY THỦY Canh dần Ất tỵ Nhâm thân Đinh hợi Quý hợi
THÀNH KIM Bính tý Tân mẹo Mậu ngọ Canh tý Quý dậu
THU THỦY Đinh sửu Tân sửu Mậu thìn Kỷ mùi Canh tuất
KHAI KIM Giáp dần Mậu dần Kỷ tỵ Bính thân Tân hợi
BẾ KIM Ất mẹo Kỷ mẹo Nhâm ngọ Đinh dậu Giáp tý

Trong nguyên lý ngũ hành tương sinh, tương khắc thì :  KIM sinh THỦY , THỦY sinh MỘC ,MỘC sinh HỎA ,HỎA sinh THỔ ,THỔ sinh KIM, KIM khắc MỘC,MỘC khắc THỔ,THỔ khắc THỦY, THỦY khắc HỎA, HỎA khắc KIM.Vậy gia chủ thuộc mệnh Kim, Kim sinh thủy, Trực chủ là THÀNH , các đòn tay thả xuống tượng trưng cho vợ, con, phải tương sinh với trực chủ ,Nếu trạch chủ khắc xuống thì vợ con đau ốm, tiền của hao tán. Còn điều ngược lại thì nguy cho trạch chủ tai nạn, ốm đau, mất mát, dựa theo bảng dưới ta sẽ tính số đòn tay phù hợp với trực chủ, đồng thời phải thỏa mãn với yêu cầu kết cấu kỹ thuật.

Dựa vào năm sinh thuộc can – chi nào của gia chủ, ta tra bảng Trực – Tuổi và xác định trạch chủ nằm ở Trực nào.

Lấy đòn giông làm trạch chủ rồi bắt đầu khởi tại Trực của trạch chủ rồi cứ thế đếm xuống tới bậc đầu tiên là bậc số 1 và tìm trực của phu tử.

Cuối cùng là xem xét đánh giá Trực chủ và Trực phu tử về mặt ngũ hành, nếu sinh là tốt, nếu khắc là xấu.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về: Khoảng cách xà gồ mái tôn. Mong rằng, bạn sẽ có thêm các thông tin hay, bổ ích sau khi đọc xong bài viết này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *