Là kỹ sư xây dựng thì yêu cầu bạn phải biết những gì ?

Kỹ sư xây dựng là người chịu trách nhiệm lên kế hoạch, chỉ đạo và giám sát các dự án xây dựng, bao gồm cả công trình công cộng và công trình tư nhân. Công việc của họ gắn liền với công trình, đi lại nhiều, thường xuyên phải làm ngoài trời.

la-ky-su-xay-dung-thi-yeu-cau-ban-phai-biet-nhung-gi

Việc làm kỹ sư xây dựng luôn có nhu cầu cao nhờ xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nếu bạn có kỹ năng, chuyên môn tốt thì sẽ không lo thiếu việc làm trong vai trò này.

Công việc cụ thể của kỹ sư xây dựng là gì?

Kỹ sư xây dựng đóng rất nhiều vai trò khi chỉ đạo và đánh giá một dự án. Họ khảo sát khu vực thi công, đặc biệt chú ý đến các vấn đề về môi trường hoặc quy định có liên quan cần xem xét.

Dưới đây là nhiệm vụ cụ thể của Kỹ sư xây dựng:

  • Quản lý, thiết kế, chỉ đạo và giám sát dự án xây dựng một cách an toàn, kịp thời và bền vững.
  • Tiến hành khảo sát công trình và phân tích dữ liệu (bản đồ, báo cáo, kiểm tra, bản vẽ…).
  • Thực hiện các nghiên cứu nghiệp vụ và tính khả thi, vẽ bản thiết kế đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật.
  • Đánh giá các rủi ro tiềm ẩn, nguyên vật liệu và chi phí.
  • Cung cấp tư vấn và giải quyết các vấn đề/thiếu sót phát sinh.
  • Giám sát và hướng dẫn nhân viên, liên hệ với các bên liên quan.
  • Giám sát tiến độ và lập báo cáo về tình hình dự án.
  • Quản lý ngân sách và mua trang thiết bị/nguyên vật liệu.
  • Tuân theo hướng dẫn và các quy định của ngành, bao gồm giấy phép, tiêu chuẩn an toàn… và cung cấp tài liệu kỹ thuật cũng như giấy tờ khác theo yêu cầu.

Trước khi công việc bắt đầu, họ cần lập báo cáo về tình hình khảo sát và bàn bạc với các bên tham gia vào quản lý dự án. Các bên này bao gồm hiệp hội môi trường, cơ quan chính phủ và các công ty xây dựng bên thứ ba. Kỹ sư xây dựng cần có hiểu biết sâu sắc về Bộ luật xây dựng và các quy định ảnh hưởng đến dự án. Hầu hết khi tuyển chỉ huy trưởng công trình hay kỹ sư xây dựng thì nhà tuyển dụng đều có công việc cụ thể cũng như đưa ra kỹ năng và yêu cầu để ứng viên hiểu rõ hơn bản chất công việc.

Nếu bạn làm được việc thì sẽ có rất nhiều công ty muốn mời bạn làm việc cho họ. Vậy như thế nào mới gọi là “làm được việc” và để “làm được việc” thì bạn cần có những gì?

Là kỹ sư xây dựng thì yêu cầu bạn phải biết những gì ?

ky-su-xay-dung-thi-yeu-cau-ban-phai-biet-nhung-gi

Để trở thành người “làm được việc” trong mắt lãnh đạo một kỹ sư xây dựng cần phải có cả kỹ năng chuyên môn và các kỹ năng mềm.

#1. Nhóm kỹ năng chuyên môn cần thiết cho kỹ sư xây dựng

Bạn phải biết đọc bản vẽ.

Ngôn ngữ giao tiếp của những người làm xây dựng chính là bản vẽ. Các kỹ sư thiết kế và các kiến trúc sư thể hiện những ý tưởng, đồ án thiết kế của mình bằng các bản vẽ, nhiệm vụ của người cán bộ kỹ thuật là triển khai ý tưởng, đồ án thiết kế đó ra thực tế, thành hiện thực.

Phải biết sử dụng máy tính.

Trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay nếu bạn không biết dùng máy tính thì bạn chẳng thể làm xây dựng được. Hãy cố gắng học những kiến thức từ cơ bản nhất về máy tính.

Phải biết bóc tách dự toán.

Việc bóc tách dự toán là điều quan trọng số 1 của một người kỹ thuật. Nếu bạn không biết lập dự toán và bóc tách dự toán thì cũng đồng nghĩa với việc bạn không biết tính tiền và nghĩa là bạn chẳng làm được gì cả.

Phải biết lập hồ sơ dự thầu, lập giá dự thầu:

Cách để tính giá dự thầu, cách bóc tách kiểm tra khối lượng; kỹ năng tra mã hiệu công việc, đọc hồ sơ mời thầu, phân công làm hồ sơ thầu ra sao…

Phải biết lập hồ sơ thanh quyết toán.

Làm sao thanh toán được một cách nhanh chóng, khoa học và đúng yêu cầu bạn cần học qua lớp học thanh quyết toán của Viện Đào tạo và Bồi dưỡng cán bộ xây dựng.

Phải biết vẽ và sử dụng các phần mềm đồ họa.

Vẽ và sử dụng phần mềm đồ họa là công việc bắt buộc của người kỹ thuật, bạn cần sử dụng thành thạo mới có thể làm việc được.

#2. Nhóm kỹ năng mềm cho kỹ sư

ky-nang-can-thiet-cho-moi-ky-su-xay-dung

Kỹ năng quản lý

Nếu tích lũy được nhiều kinh nghiệm cộng với thái độ làm việc chuyên nghiệp, kỹ sư xây dựng sẽ có nhiều cơ hội được đề bạt lên chức quản lý, trưởng phòng. Để thành công ở vị trí này, họ cần phát triển kỹ năng quản lý dự án và lãnh đạo, khai thác thế mạnh từng cá nhân trong bộ phận để tiết kiệm thời gian, chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả công việc.

Tư duy phân tích

Mọi kỹ sư xây dựng giỏi đều có kỹ năng phân tích tốt để đề xuất được những giải pháp có lợi cho dự án. Hãy bắt đầu rèn luyện khả năng tư duy phân tích bằng việc không ngừng học hỏi và luyện tập giải quyết các vấn đề phức tạp trong khả năng của mình.

Kỹ năng giao tiếp

Bởi đặc thù công việc phải thường xuyên hợp tác với các bên liên quan như quản lý, kiến trúc sư, nhà đầu tư… nên kỹ sư xây dựng cần có kỹ năng giao tiếp tốt để trao đổi, truyền đạt cũng như tiếp thu các ý tưởng, đề xuất từ người khác.

Tư duy phản biện

Sẽ có rất nhiều những vấn đề, sự cố phát sinh trong quá trình làm việc nên một kỹ sư xây dựng giỏi phải có khả năng tiếp cận và giải quyết hợp lý, kịp thời. Họ cần kỹ năng tư duy phản biện để có thể linh hoạt áp dụng các khái niệm, quy tắc vào từng tình huống cụ thể.

Kỹ năng lãnh đạo

Kỹ sư xây dựng phải là người am hiểu các lĩnh vực liên quan như kiến trúc, quy hoạch, vận tải… để duy trì và củng cố sự tin tưởng từ phía chủ đầu tư, lãnh đạo công ty; từ đó hoàn thành tốt mọi dự án được giao. Do đó, kỹ năng lãnh đạo xuất sắc là điều kiện tiên quyết để khai thác tối đa năng lực mọi thành viên trong nhóm, đảm bảo hoàn thành kế hoạch đúng thời hạn và ngân sách cho phép.

Tư duy sáng tạo

Khả năng tư duy mới mẻ, không đi theo lối mòn sẽ giúp các kỹ sư xây dựng đưa ra những giải pháp sáng tạo, hiệu quả trong quá trình làm việc.

Kỹ năng đàm phán

Để giảm thiểu tối đa mọi xung đột có thể nảy sinh, kỹ sư xây dựng cần có khả năng tập hợp và hòa giải mâu thuẫn giữa các thành viên. Kỹ năng này cũng sẽ rất hữu ích trong việc thương lượng, thỏa thuận với nhà cung cấp để tiết kiệm tối đa chi phí của bất kỳ dự án nào.

Kỹ năng quan sát, cẩn thận, tỉ mỉ

Mọi chi tiết nhỏ trong từng giai đoạn của quá trình thiết kế và triển khai công trình đều phải nhất quán, chính xác. Bỏ sót một mảnh ghép cũng có thể làm hỏng bức tranh toàn cảnh. Họ thậm chí có thể phải nói lời tạm biệt sự nghiệp của mình nếu hậu quả vượt khỏi tầm kiểm soát.

Kỹ năng quản lý thời gian

Các dự án xây dựng phức tạp đòi hỏi phải có sự tổ chức và kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả để hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi nguồn ngân sách cho phép. Chậm trễ không chỉ ảnh hưởng tới chi phí, thời gian của những bên liên quan mà cả uy tín của chính người kỹ sư xây dựng, nhà thầu.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Trong suốt quá trình làm việc, kỹ sư xây dựng sẽ phải đối mặt với rất nhiều sự cố không mong muốn như giao vật liệu chậm, các vấn đề liên quan đến nhân sự, thời tiết,… Làm chủ kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ là chìa khóa để giải quyết kịp thời, đưa dự án vào đúng lộ trình như kế hoạch.

Kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng làm việc nhóm là đặt biệt quan trọng đối với kỹ sư xây dựng bởi họ sẽ không bao giờ làm việc một mình. Họ sẽ hợp tác với những kỹ sư khác, công nhân xây dựng, kiến trúc sư, giám sát công trình,… trong quá trình làm việc. Khi đó, kỹ năng làm việc nhóm tốt sẽ giúp thúc đẩy tiến độ hoàn thành công việc chung.

Đam mê học hỏi

Nỗ lực học hỏi, trau dồi bản thân chính là chìa khóa dẫn đến thành công ở bất cứ một lĩnh vực, ngành nghề nào. Việc này không chỉ giúp mở mang kiến thức, tích lũy kinh nghiệm mà còn kịp thời cập nhật những xu hướng công nghệ mới được sử dụng trong ngành xây dựng.

Nhiệt tình, cống hiến

Để tồn tại và phát triển trong ngành xây dựng đầy thách thức và biến động này, kỹ sư xây dựng cần thể hiện sự nhiệt tình, cống hiến không ngừng. Thay vì chỉ làm việc 8 tiếng mỗi ngày như nghĩa vụ, họ cần phải tự tạo ra động lực và hướng đến những mục tiêu lớn hơn. Mọi nỗ lực chắc chắn sẽ đưa đến con đường thăng tiến vô cùng rộng mở.

Lời kết

Nhìn chung, làm chủ những kỹ năng liệt kê phía trên không phải quá khó, điểm mấu chốt là luôn nỗ lực không ngừng để trau dồi và phát triển bản thân. Nếu còn bất kỳ thắc mắc liên quan nào đến những kỹ năng cần có của kỹ sư xây dựng, hãy để lại bình luận phía dưới để cùng nhau thảo luận, trao đổi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *