TCVN 9402 2012 Chỉ dẫn kỹ thuật công tác khảo sát địa chất công trình cho xây dựng vùng các-tơ

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9402:2012 CHỈ DẪN KỸ THUẬT CÔNG TÁC KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH CHO XÂY DỰNG VÙNG CÁC-TƠ

Technical regulation of engineering geological investigation for construction in karst areas

Lời nói đầu

TCVN 9402:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 366:2006 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 9402:2012 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

TCVN 9402:2012 CHỈ DẪN KỸ THUẬT CÔNG TÁC KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH CHO XÂY DỰNG VÙNG CÁC-TƠ

Technical regulation of engineering geological investigation for construction in karst areas

1. Phạm vi áp dụng

1.1 Tiêu chuẩn này dùng làm cơ sở để lập nhiệm vụ khảo sát địa chất công trình (ĐCCT) cho xây dựng trong vùng các-tơ. Đối tượng áp dụng là các khu công nghiệp, các khu dân cư, đô thị (gọi tắt là công trình), không áp dụng cho khảo sát xây dựng các công trình đặc biệt như: các công trình dạng tuyến, các công trình thủy lợi, thủy điện, các công trình ngầm…

1.2. Khảo sát ĐCCT trong vùng các-tơ không tách rời công tác khảo sát chung cho xây dựng và được tiến hành trong 3 giai đoạn, tương ứng với 3 giai đoạn thiết kế xây dựng đã được quy định trong các quy chế hiện hành: thiết kế cơ sở (TKCS); thiết kế kỹ thuật (TKKT); thiết kế bản vẽ thi công (TKBVTC). Trong trường hợp cần thiết phải bổ sung thêm giai đoạn khảo sát ĐCCT trước TKCS.

1.3. Công tác khảo sát ĐCCT phải được thực hiện trên cơ sở đề cương khảo sát ĐCCT. Nội dung của đề cương phải đảm bảo thoả mãn các yêu cầu nghiên cứu, lập hồ sơ cho các giai đoạn thiết kế tương ứng. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng để khảo sát phục vụ sửa chữa, mở rộng, nâng cấp xí nghiệp và công trình.

1.4. Các-tơ trên lãnh thổ Việt Nam phát triển chủ yếu trong các đá cacbonnat, vì vậy trong phạm vi của chỉ dẫn này chỉ xét đến các vùng phát triển các-tơ trên đá cacbonat (đá vôi, đôlômit, đá macnơ). Các khu vực nếu có hang hốc loại khác (ví dụ các hang hốc trong đất sét hình thành do đất có khả năng tan rã mạnh) không phải là đối tượng được quan tâm trong tiêu chuẩn này.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4419:1987, Khảo sát cho xây dựng – Nguyên tắc cơ bản.

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ và định nghĩa

4. Đặc điểm hình thành phát triển các-tơ

5. Đặc điểm điều kiện ĐCCT trong vùng phát triển các-tơ

6. Phương pháp khảo sát ĐCCT trong vùng các-tơ. Một số yêu cầu kỹ thuật

7. Khảo sát ĐCCT giai đoạn trước thiết kế cơ sở

8. Khảo sát ĐCCT giai đoạn thiết kế cơ sở

9. Khảo sát ĐCCT cho giai đoạn thiết kế kỹ thuật

10. Khảo sát ĐCCT giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công

Phụ lục A (Tham khảo): Đánh giá điều kiện ĐCCT trong vùng các-tơ

Phụ lục B (Tham khảo): Phân loại đá theo mức độ nứt nẻ

Phụ lục C (Tham khảo): Phân loại đá theo mức độ phong hóa

Phụ lục D (Tham khảo): Sơ đồ phân bố đá cacbonat và phát triển các-tơ lãnh thổ Việt Nam

Thư mục tài liệu tham khảo

….

Tải về toàn bộ TCVN 9402 2012:

[button-red url=”https://drive.google.com/file/d/1qZbTZAtDXiWebYiO1xuJLuhnSpwMMPHQ/view” target=”_self” position=”left”]File pdf[/button-red] [button-blue url=”https://drive.google.com/file/d/1R9MDDZLymmRENT2Wa12g2u3yxGjQfaVm/view” target=”_self” position=”left”]File Word[/button-blue]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *