TCVN 4419 1987 về khảo sát cho xây dựng – nguyên tắc cơ bản

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 4419 : 1987 KHẢO SÁT CHO XÂY DỰNG – NGUYÊN TẮC CƠ BẢN

Nguyên tắc chung (Phần tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng)

1.1. TCVN 4419 1987 qui định những yêu cầu chung cho các loại công tác khảo sát trắc địa, địa chất công trình và khí tượng thủy văn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo nhà, công trình. Khi khảo sát nguồn cung cấp (dùng nước tưới đất và nước mặt), vật liệu xây dựng, cải tạo thổ nhưỡng, địa thực vật, vệ sinh phòng bệnh v.v… ngoài việc tuân theo các quy định trong tiêu chuẩn này còn phải thực hiện theo các tiêu chuẩn và quy phạm khảo sát của các chuyên ngành tương ứng.

1.2. Công tác khảo sát phục vụ xây dựng cơ bản (gọi tắt là công tác khảo sát xây dựng) là công tác nghiên cứu và đánh giá tổng hợp điều kiện thiên nhiên của vùng (địa điểm) xây dựng, nhằm thu thập những số liệu cần thiết về địa hình, địa mạo, địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình, các quá trình và hiện tượng địa chất vật lí, khí tượng thủy văn… để lập được các giải pháp đúng đắn về kĩ thuật và hợp lí nhất về kinh tế khi thiết kế, xây dựng nhà và công trình ; đồng thời dự đoán được những biến đổi của môi trường thiên nhiên xung quanh dưới tác động của việc xây dựng và sử dụng nhà, công trình.

1.3. Những công việc sau đây không thuộc nội dung của công tác khảo sát xây dựng: giải phóng đất để xây dựng, điều tra kĩ thuật và đo đạc nhà, công trình hiện có, lập cơ sở trắc địa ở thực địa để phục vụ cho xây dựng, đưa thiết kế ra thực địa, đo vẽ hoàn công, quan trắc sự biến dạng của nhà và công trình trong quá trình xây dựng và sử dụng chúng. Tuy vậy cơ quan khảo sát được phép thực hiện các công tác này theo hợp đồng riêng với chủ đầu tư (cơ quan đặt hàng).

1.4. Công tác khảo sát xây dựng phải được tiến hành theo giai đoạn, tương ứng với các giai đoạn thiết kế nhà và công trình theo quy định hiện hành; đồng thời có xét đến mức độ đã nghiên cứu, mức độ phức tạp của điều kiện thiên nhiên vùng (địa điểm) xây dựng, cũng như công dụng và quy mô của nhà, công trình xây dựng.

1.5. Các cơ quan khảo sát, khảo sát thiết kế thuộc các Bộ, ngành ở Trung ương và địa phương do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định thành lập được phép tiến hành các loại công tác khảo sát xây dựng. Các cơ quan nghiên cứu, đào tạo có liên quan đến điều tra cơ bản cũng được tiến hành các loại công tác khảo sát xây dựng, nhưng phải tuân theo các quy định của tiêu chuẩn quy phạm khảo sát xây dựng và các chế độ chính sách hiện hành.

1.6. Nội dung, khối lượng, yêu cầu kĩ thuật đối với công tác khảo sát cho từng dạng công trình xây dựng (dân dụng, công nghiệp, giao thông vận tải, thủy lợi) được quy định trong các tiêu chuẩn và quy phạm khảo sát của chuyên ngành tương ứng. Các cơ quan khảo sát, khảo sát thiết kế được phép thực hiện những loại công tác khảo sát đặc biệt phục vụ cho việc xây dựng và sử dụng nhà, công trình theo hợp đồng riêng.

1.7. Chỉ được phép thực hiện các dạng công tác khảo sát cho xây dựng khi có đầy đủ các văn bản sau :

– Yêu cầu kĩ thuật của công tác khảo sát, giấy phép cấp đất xây dựng và giấy phép khảo sát do chủ đầu tư giao ;

– Phương án kĩ thuật và dự toán chi phí khảo sát do cơ quan khảo sát lập;

– Hợp đồng khảo sát do cơ quan khảo sát và chủ đầu tư kí kết theo quy định hiện hành.

Chú thích :

Chủ đầu tư có trách nhiệm giải quyết các thủ tục cần thiết với các cơ quan hữu quan trước khi kí hợp đồng khảo sát.

1.8. Yêu cầu kĩ thuật của công tác khảo sát do chủ đầu tư giao phải lập cho tất cả các dạng công tác khảo sát.

Chú thích:

Chủ đầu tư phải chuyển giao cho cơ quan khảo sát tất cả tài liệu hiện có về điều kiện thiên nhiên của vùng (địa điểm)xây dựng đã nghiên cứu và khảo sát trước đây.

Tải về toàn bộ tiêu chuẩn TCVN 4419 1987: Download

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *