TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9363:2012 KHẢO SÁT CHO XÂY DỰNG – KHẢO SÁT ĐỊA KỸ THUẬT CHO NHÀ CAO TẦNG
Building surveys – Geotechnical investigation for high rise building
Lời nói đầu
TCVN 9363:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 194:2006 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 9363:2012 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
TCVN 9363 2012 KHẢO SÁT CHO XÂY DỰNG – KHẢO SÁT ĐỊA KỸ THUẬT CHO NHÀ CAO TẦNG
Building surveys – Geotechnical investigation for high rise building
Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này là cơ sở để lập phương án khảo sát địa kỹ thuật phục vụ thiết kế và thi công nền móng nhà cao tầng.
Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 4419:1987, Khảo sát cho xây dựng – Nguyên tắc cơ bản.
TCVN 9364:2012, Nhà cao tầng – Kỹ thuật đo đạc phục vụ công tác thi công.
Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này có sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau:
1 Nhà cao tầng (High rise building)
Nhà ở và các công trình công cộng có số tầng lớn hơn 9 (tham khảo Phụ lục B).
2 Khảo sát địa kỹ thuật (Geotechnical investigation)
Một phần của công tác khảo sát xây dựng nhằm điều tra, xác định và đánh giá các điều kiện địa kỹ thuật để xây dựng nhà và công trình; Đồng thời xem xét tương tác của môi trường địa chất với bản thân nhà và công trình trong quá trình xây dựng và khai thác chúng.
3 Phương án khảo sát địa kỹ thuật (Geotechnical investigation programme)
Quy định thành phần, khối lượng công tác khảo sát và các yêu cầu kỹ thuật cần thực hiện trong quá trình khảo sát địa kỹ thuật. Ngoài ra, phương án khảo sát địa kỹ thuật cần trình bày giải pháp tổ chức thực hiện, tiến độ, giá thành dự kiến của công tác khảo sát.
4 Hố khoan thông thường (Bore hole)
Những hố khoan khảo sát phục vụ trực tiếp cho thiết kế công trình xây dựng.
5 Hố khoan khống chế (Geostructural bore hole)
Những hố khoan khảo sát được sử dụng với mục đích nắm bắt toàn bộ điều kiện địa chất công trình của khu vực xây dựng. Hố khoan khống chế thường sâu hơn các hố khoan thông thường, nhưng số lượng thì ít hơn nhiều.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Phạm vi áp dụng
Tài liệu viện dẫn
Thuật ngữ và định nghĩa
Quy định chung
Yêu cầu kỹ thuật đối với công tác KSĐKT
Quan trắc địa kỹ thuật
Báo cáo khảo sát địa kỹ thuật
Phụ lục A (Quy định) Nội dung báo cáo khảo sát địa kỹ thuật
Phụ lục B (Tham khảo) Một số khái niệm, định nghĩa về nhà cao tầng
Phụ lục C (Tham khảo) Chiều sâu các điểm thăm dò – Giai đoạn khảo sát cho thiết kế cơ sở
Phụ lục D (Tham khảo) Bố trí mạng lưới thăm dò – Giai đoạn khảo sát cho thiết kế kỹ thuật
Phụ lục E (Tham khảo) Các phương pháp thí nghiệm hiện trường
Phụ lục F (Tham khảo) Các phương pháp thí nghiệm trong phòng
…