Khái niệm mái nhà: Mái là bộ phận bao che và chịu lực ở trên cùng của ngôi nhà. Cũng là bộ phận tiếp tục của tường, được cấu tạo như một sàn có khả năng chống thấm và cách nhiệt cao. Mái dốc còn tạo ra còn tạo nên một không gian đệm cách nhiệt dưới mái trên trần và cũng là bộ phận viền đầu cho công trình kiến trúc về phương diện thẩm mỹ.
- Mái nhà cần đảm bảo các yêu cầu đặc trưng của kết cấu bao che và kết cấu chịu lực:
Kết cấu bao che: Yêu cầu chính là chống thấm, dột, che mưa, chắn nắng cách nhiệt, giữ nhiệt, cách âm đồng thời với khả năng chống phát cháy chống tác hại của các loại khí. - Kết cấu chịu lực: Chịu được tác động của tải trọng tĩnh (tải trọng bản thân, tải trọng của lớp lợp, của kết cấu đỡ tấm lợp) và tải trọng động (sức gió, mưa tuyết …) ngoài ra nó cũng góp phần tăng thêm độ ổn định cho các tường và tính kiên cố của ngôi nhà ở phía dưới.
Toàn bộ kết cấu mái cần bảo đảm sự vững bền dưới ảnh hưởng của thời tiết, còn cần đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, rẻ tiền, thi công dễ, vật liệu cấu tạo thích hợp.
CẤU TẠO CÁC BỘ PHẬN MÁI NHÀ
Mái nhà được cấu tạo với hai bộ phận chính gồm lớp lợp (kết cấu bao che) và kết cấu đỡ tấm lợp (kết cấu chịu lực.) Ngoài ra khi có yêu cầu mặt dưới của mái cần bằng phẳng thì cấu tạo trần nhà dưới mái.
Tấm lợp: Nhiệm vụ chủ yếu là chống dột không cho nước mưa thấm qua mái vào nhà và yêu cầu bao che nói chung. Vật liệu làm lớp lợp có thể dùng loại tấm lợp nhỏ như lá, tranh, ngói, gỗ đá, thủy tinh, tấm lợp lớn như tôn kim loại, Pibro ximăng, bê tông cốt thép, chất dẻo, policacbon, sợi thuỷ tinh….
Kết cấu mang lực mái: Bao gồm các hệ dầm, dàn, vì kèo với xà gồ, cầu phông, li tô, cùng với các tấm toàn khối hay lắp ghép. Trong các công trình hiện đại được dùng kết cấu không gian với vỏ mỏng mặt xếp, kết cấu dây căng hoặc giàn không gian.
Vật liệu để dùng làm kết cấu đỡ tấm lợp có thể dùng là gỗ thép, bê tông cốt thép.
Với gỗ thì dễ dùng nhưng lại dễ cháy và cần tu bổ thường xuyên, thép là vật liệu thường dùng nhưng phải được bảo trì chống rét rỉ. Hoặc có thể dùng ghép phối hợp thép và gỗ với các bộ phận bằng gỗ, chủ yếu để chịu lực nén và đẻ đóng đinh. Khi có yêu cầu bảo đảm tính toàn khối, giảm thiểu việc phải bảo trì thì dùng bê tông cốt thép.
Trần nhà: Là kết cấu dưới mái, là bộ phận được thực hiện nhằm tăng khả năng cách nhiệt do đó có yêu cầu cách nhiệt- giữ nhiệt dồng thời sẽ tùy theo yêu cầu cụ thể của mỗi loại công trình kiến trúc mà kết cấu cần đòi hỏi phải có khả năng cách âm, phản quang, mỹ quan và đảm bảo vệ sinh.
PHÂN LOẠI MÁI NHÀ
Hình thức mái và cách thức cấu tạo mái phụ thuộc vào vật liệu làm mái, giải pháp kết cấu, điều kiện khí hậu tự nhiên, yếu tố tạo hình, tổ chức không gian của công trình, phong tục tập quán của vùng xây dựng, kỹ thuật và phương tiện thi công.
Mái có ảnh hưởng rất lớn đến hình thức bên ngoài lẫn không gian bên trong của công trình, do đó khi chọn hình thức mái nhà, không thể chỉ căn cứ từ các mặt đứng mà đồng thời phải nghiên cứu một cách đồng bộ các dữ kiện nêu trên để đạt sự hợp lý về cấu tạo, đảm bảo bền chắc, đơn giản, kinh tế và mỹ quan chung.
Theo vật liệu
Mái nhà lợp gỗ, ngói, tôn, fibrô ximăng, mái bằng bê tông cốt thép.
Theo hình thức kết cấu
Theo hình thức kết cấu: có 2 loại
- Mái có kết cấu phẳng : kết cấu chịu lực chính gồm dầm, khung, dàn, vì kèo, cuốn.
- Mái có kết cấu không gian: kết cấu chịu lực chính gồm dàn vì kèo không gian, vỏ mỏng, vòm, bản gấp nếp, mái cupôn .. .. ..
Theo hình thức cấu tạo:
Thông dụng nhất là mái bằng và mái dốc. Ngoài ra còn có mái có hình chỏm cầu, vòm cầu, hình chóp nhọn, mái có hình cong phức tạp.
ĐỘ DỐC CỦA MÁI NHÀ
Để thoát nước được dễ dàng, mái nhà cần phải có một độ dốc nhất định. Độ dốc lớn hay nhỏ sẽ tùy thuộc vào vật liệu lợp và nghệ thuật tạo hình kiến trúc, cách thức cấu tạo và vật liệu cho phép, khí hậu và phong tục tập quán cùng hình thức với kết cấu công trình.
Về phương diện tạo hình kiến trúc thường có yêu cầu về độ dốc phù hợp vói nội dung và hình thức kiến trúc. Về phương diện kinh tế có yêu cầu độ dốc càng bé thì càng tiết giảm được diện tích của mái lợp. Về phương diện thích ứng với khí hậu, gió mưa thì có yêu cầu độ dốc của mái đảm bảo mái nhà đủ nặng, vững chắc, chống dột, chống thấm tốt, thoát nước nhanh.
Đối với mái bằng
Độ dốc có thể chọn trong khoảng 1% – 7% khi tấm lợp được thực hiện toàn khối hoặc bằng các tấm lợp lớn toàn khối hay lắp ghép. Dùng độ dốc 1% – 2% cho trường hợp sử dụng diện tích mái nhà và 3% – 5% lúc không sử dụng. Khi độ dốc lớn hơn 7% thì có thể gọi là nhà mái dốc.
Có thể bạn quan tâm: Cấu tạo nhà mái bằng
Đối với mái dốc
Độ dốc được chọn từ 1/1( 45o) đến 1/2 (30o) cho tấm lợp nhỏ vì chỗ nối tiếp cùng khe hở và lỗ hổng nhiều nên có yêu cầu độ dốc lớn. Khi dùng tấm lợp lớn thì độ dốc của mái có thể thoải hơn bằng 1/3( 20o ).
- Mái gianh, giạ 40-45o
- Mái ngói 30-35o
- Mái fibrô ximăng 20-25o
- Mái tôn sóng 12-15o
- Panen ximăng lưới thép 15o