Cấu tạo mái bằng nhà dân dụng

Mái bằng là giải pháp cấu tạo mái phổ biến cho các công trình, đáp ứng được các yêu cầu kiến trúc linh hoạt và đa dạng. Có thể cấu tạo bằng vật liệu gỗ, thép, nhưng chủ yếu bằng bê tông cốt thép toàn khối hoặc lắp ghép.nha-mai-bang

Mái bằng có ưu điểm là độ dốc nhỏ, do đó chịu được áp lực của gió bão ít, kết cấu bền chắc, khả năng chống cháy cao. Mặt bằng của mái có thể làm sân thượng, sân phơi, nhưng để đáp ứng được yêu cầu này thì phần kết cấu bên trên mặt mái sẽ phức tạp hơn. So với mái dốc, mái bằng có nhược điểm là độ ẩm lớn, dễ bị thấm và nóng. Do đó cần phải nâng cao các yêu cầu về khả năng cách nhiệt, thoát nước, chống thấm cho mái.

Mái tương đối nặng và có giá thành cao.

Các bộ phận của mái bằng

Mái bằng được cấu tạo với 2 bộ phận chính gồm kết cấu chịu lực và lớp cấu tạo vật lý kiến trúc.

Lớp kết cấu chịu lực: đây là bộ phận chịu tất cả tải trọng tĩnh, tải trọng động rồi truyền vào tường hoặc cột. Mặt bằng kết cấu được bố trí như sàn nhà có kết hợp với yêu cầu cấu tạo thoát nước, chống dột, chống thấm và cách nhiệt. Kết cấu chịu lực có thể làm bằng bê tông cốt thép toàn khối, lắp ghép hoặc bán lắp ghép.

Lớp cấu tạo vật lý kiến trúc:(lớp chống nóng, lớp chống thấm, lớp cách âm lớp bảo vệ của mái bằng)
Để mái có chức năng cách nước và cách nhiệt thì phải cấu tạo nhiều lớp, mối lớp có một nhiệm vụ riêng và được đặt nằm theo vị trí xác định theo chiều thẳng đứng bao gồm: lớp bảo vệ phía trên cùng, lớp chống thấm ( cách nước), lớp đệm, lớp không khí thông gió, lớp cách nhiệt, lớp cách hơi.

cau-tao-mai-bang
Cấu tạo mái bằng

Lớp tạo dốc: Có tác dụng tạo cho diện tích mái nhà có độ dốc cần thiết. Được đặt trên lớp kết cấu chịu lực, cấu tạo bằng vữa mác thấp bê tông xỉ, bê tông gạch vỡ, bê tông đá dăm. Ngoài ra nó còn tăng cường khả năng cách nhiệt cho mái và làm phẳng mặt trên lớp kết cấu chịu lực tạo điều kiện thi công tốt cho lớp chống thấm bên trên nó.

CÁC VỊ TRÍ ĐẶT BIỆT TRÊN MÁI BẰNG

Vị trí khe lún

Khe lún tách công trình từ móng đến mái, đối với mái bằng, lớp bê tông chống thấm phải được đổ thẳng gờ suốt dọc khe lún dày 40, cao 100, rồi xây bờ gạch hai phía khe lún, trên bờ gạch đậy mũ khe lún bằng tôn hoặc tấm dan bê tông cốt thép.

mu-che-khe-lun
Mũ che khe lún

Trong trường hợp nhà hai bên khe lún cao thấp khác nhau thì lớp bê tông chống thấm của mái phía thấp cũng phải làm gờ cao lên 100, phía trên được cấu tạo tôn che suốt dọc gờ.

mu-che-khe-lun-nha-cao-tang-va-thap-tang
Mũ che khe lún nhà cao tầng và thấp tầng

Vị trí khe co dãn, (khe nhiệt)

Các khe co dãn của mái nhà được bố trí thích ứng với việc cấu tạo các khe co dãn của toàn bộ công trình. Với các bộ phận nhỏ, dài và mỏng thuộc mái nhà như mái đua, mái hắt, mái hiên, sê nô.. cần bố trí khe co giãn vời khoảng cách 8-12m.

Ngoài việc đảm bảo dãn nở tự do, khe co dãn cần phải được chống thấm, chống dột đúng quy cách.

khe-bien-dang-o-se-no
Khe biến dạng ở sê nô

Mái thấp và tường vượt:

Trong trường hợp nhà có một bên mái thấp và một bên có tường vượt cao hơn thì lớp bê tông chống thấm của mái phía thấp phải làm gờ cao lên 100cm, Phía trên được cấu tạo tôn che suốt dọc gờ.

Xem thêm:

Cấu tạo các bộ phận của mái nhà dân dụng

Cách chống thấm và chống nóng cho nhà mái bằng

Mẫu nhà cấp 4 đẹp 1,5 tầng mái thái với kinh phí khoảng 550 triệu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *