Tùy thuộc vào điều kiện áp dụng, yêu cầu về nguồn cấp nước, cũng như hiệu quả kinh tế để xác định các tuyến kênh, mương cho phù hợp. Dưới đây là một số loại kênh mương nội đồng thường được áp dụng trong công trình thủy lợi:
- Kênh đúc sẵn (dạng cấu kiện): Kênh có mặt cắt hình chữ U, hình chữ nhật hoặc hình thang được đúc sẵn để lắp ghép. Kênh được đúc bằng các vật liệu như: bê tông, bê tông cốt thép, xi măng lưới thép, sợi tông hợp…Kênh có năng lực chuyên nước tốt.
- Kênh dạng đường ống: Thường được làm bằng thép, gang hoặc nhựa HDPE, có năng lực chuyên nước tốt, diện tích chiếm đất nhỏ. Áp dụng cho các khu vực địa hình phức tạp khó xây dựng kênh hở, độ đốc lớn.
- Kênh bê tông đổ tại chỗ, kênh gạch xây, đá xây thường có mặt cắt hình chữ nhật hoặc hình thang.
Biện pháp thi công kênh mương
Thi công kênh lắp ghép
Trước khi lắp ghép phải kiểm tra, nghiệm thu ban đầu với từng cấu kiện theo đúng quy định:
– Cường độ bê tông của sản phẩm xuất xưởng phải phù hợp với quy định của thiết kế. Nếu thiết kế không quy định cường độ bê tông của sản phẩm xuất xưởng thì phải tùy thuộc vào công dụng của kết cấu, điều kiện dựng lắp và thời hạn chất tải mà quyết định, nhưng không được nhỏ hơn 70% mác thiết kế của bê tông theo cường độ chịu nén. Cường độ bê tông của sản phẩm đo thí nghiệm xác định.
– Hình dạng bên ngoài của kết câu không được biến dạng, sứt mẻ, phải đảm bảo kích thước thiết kế, mức độ chính xác vị trí của các khe, các chỗ lõm, hốc, các lỗ, vị trí của các chỉ tiết đặt sẵn, cốt thép chờ, chi tiết định vị, vị trí các móc cầu các rãnh đặt cốt thép căng sau, chất lượng các móc cầu (tiết diện thép, chủng loại thép làm móc, sự biến dạng của móc khi xếp dỡ, vận chuyển).
– Mặt ngoài của sản phẩm, nhất là những bộ phận đã được trang trí hoàn thiện trong xí nghiệp chế tạo không được có vết nứt, khe nứt, màu sắc và trang trí phù hợp với thiết kế.
Chỉ được phép lắp ghép cấu kiện khi có bản vẽ hoàn công móng hoặc các cấu kiện đỡ, gối tựa… Trong đó, phải có kết luận và sự đồng ý của người kiểm tra, nghiệm thu có thẩm quyền.
Lắp ghép cấu kiện:
– Sau khi xác định tim tuyến kênh lắp ghép, tiến hành đào đất hồ móng đến cao trình thiết kế.
– Xây mố đỡ hoặc đặt đệm mố đỡ, kiểm tra độ dốc đáy kênh.
– Lắp ghép kênh theo bản vẽ thiết kế, trong quá trình lắp ghép, phải thường xuyên kiểm tra độ chính xác lắp đặt cấu kiện và xác định vị trí thực tế cấu kiện đã được lắp đặt bằng các máy trắc đạc. Các kết cấu kiểm tra (sau khi liên kết cố định) phải ghi trong bản vẽ hoàn công.
Trước khi kết thúc việc kiểm tra, cần chỉnh và cố định cấu kiện không cho phép lắp lên đó các cấu kiện khác nêu không được phép của thiết kế.
Trong quá trình lắp ghép, phải bảo đảm độ cứng và độ ổn định kết cấu dưới tác động của trọng lượng bản thân, tải trọng lắp ghép, mưa gió. Trên cơ sở đó, phải thực hiện đúng các quy định về kê, đệm và liên kết các bộ phận cấu tạo.
Thi công đường ống
Sau khi xác định tim tuyến đường ống, tiến hành đào rãnh chôn ống, căn cứ đường kính ống, loại đất đào “và mức độ tác động đến mặt đất phía trên ống, để xác định độ sâu chôn ống. Thông thường đối với ống nhựa HDPE chiều sâu rãnh, chôn lắp từ 0,5 – 1,0 m đảm bảo ống được phủ kín, ít bị tác động do mưa nắng và các hoạt động khác của con người.
Phía trên mặt đất phải có cọc định vị tuyến để biết và tránh làm hư hại đến công trình.
Thi công kênh bê tông, đá xây, gạch xây thông thường
Chuẩn bị mặt bằng và xác định tim tuyến và cao độ đáy kênh.
Căn cứ bản vẽ quy hoạch, mặt bằng thiết kế… mặt bằng sử dụng đất đã được bàn giao, dùng máy kinh vĩ xác định tim tuyến công trình từ bản vẽ mặt bằng. Cũng có thể dùng dây, kết hợp thước, đóng cọc xác định tim tuyến kênh, trên cơ sở tuyến kênh cũ hoặc các công trình sẵn có như đường, cống, cầu…
Vật liệu xây dựng
Tất cả các vật liệu sử dụng trong thi công kênh (xi măng, cát, đá đăm, đá hộc, gạch chỉ, sắt thép, nước…) phải đạt tiêu chuẩn Việt Nam về vật liệu xây dựng.
Đất đắp: Đất không được lẫn đất hữu cơ, xác thực vật, đất đắp phải có độ ẩm hợp lý;
Đầm đất bằng phương tiện đầm cóc và thủ công. Đối với đầm cóc chiều dày lớp đất dải để đầm dày không quá 20 cm, đối với đầm bằng thủ công phải đảm bảo dung trọng theo hồ sơ thiết kế.
Đào móng kênh
Thi công kênh theo phương pháp phân đoạn. Trước khi mở móng cần phải đóng cọc, chăng dây định vị tuyến, sau đó xác định độ sâu đáy kênh cần đảo theo thiết kế.
Kiểm tra độ đốc đáy kênh, có thể bằng các biện pháp thủ công như Nivô.
Khi đào đất đến cao trình phải tiến hành kiểm tra độ chặt của nền, nếu chưa đáp ứng thì phải đầm chặt đảm bảo yêu cầu thiết kế.
Bê tông, bê tông cốt thép
Công tác bê tông
Căn cứ vào bản vẽ thiết kế, mác bê tông của từng hạng mục kết cấu kênh để thiết kế thành phần phối hợp vật liệu bê tông cho từng hạng mục.
Công tác cốt thép
– Cốt thép được sử dụng phù hợp với quy định của bản vẽ thiết kế.
– Việc gia công cót thép, lắp đặt vào công trình phải thực hiện theo đồ án thiết kế và tuân thủ theo các quy định kỹ thuật trong tiêu chuẩn.
Công tác ván khuôn
Ván khuôn dùng chế tạo kênh bê tông có thể sử dụng ván khuôn gỗ có chiều dày từ 2 ÷ 2,5 cm. Nếu khối lượng bê tông nhiều nên thuê xưởng cơ khí gia công cốp pha thành kênh định hình theo bản vẽ. Số lượng bộ cốp pha định hình tuỳ thuộc đội thợ xây dựng, tiến độ yêu cầu.
Công tác xây gạch
Khống chế mạch xây ngang rộng khoảng 12 mm, mạch vữa đứng khoảng 10 mm (giới hạn độ rộng mạch vữa trong khoảng 715 mm) sau khi xây xong một hoặc hai lớp gạch phải dùng dao xây miết các mạch vữa cho chặt. Xây gạch độ cao đồng đều, đảm bảo nền lún đều; phải ngang bằng thẳng đứng, mặt phẳng vuông góc với mạch đứng không trùng nhau.
Công tác xây đá
Chọn mặt phẳng xây ra mặt lòng kênh, đáy kênh và tường bên. Chiều nghiêng của viên đá phải dốc vào khối xây, mặt tường xây. Lòng mương phải thẳng đứng, giữa các viên đá phải được chèn chặt, mạch vữa đầy, đặc, dung đá 4×6, đá dăm chèn chặt vào các mạch vữa, để vữa phùi ra ngoài, mạch vữa dày từ 1÷ 3 cm. Không được đặt vữa trước, đổ đá sau, không xây đá theo hàng ngang, không xây trùng mạch vữa, không xây theo kiểu dựng bia.
Công tác trát kênh
Kênh được trát phẳng bằng vữa xi măng M100 để chống thấm và đảm bảo dẫn nước tốt. Với kênh gạch xây trát dày 1,5 cm; đá xây trát dày 2 cm; kênh đổ bê tông thì không trát. Phạm vi trát gồm các mặt phía trong lòng kênh.