Bảng Quy Đổi Mác Bê Tông, Cấp Độ Bền Bê Tông

Khái niệm về bảng quy đổi mác bê tông là gì? Và cấp độ bền của bê tông quy định những gì? Trong lĩnh vực xây dựng công trình, bê tông là vật liệu mang kết cấu cao, chịu lực tốt cũng như chịu nhiều tác động của trong và ngoài như: độ chịu nén, kéo, uốn,…

Nhưng nói đến bê tông, đến điểm đặc trưng nhất của nó vẫn là cường độ chịu nén hay là quy đổi mác bê tông tương ứng cấp độ bền. Cùng Blog Xây dựng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

bang-quy-doi-mac-be-tong-cap-do-ben-be-tong

Quy đổi mác bê tông

Mác bê tông được ký hiệu riêng biệt theo tiêu chuẩn của Việt Nam (biên dịch theo Liên Xô) và còn được sử dụng cho đến tận ngày nay. Mác bê tông được phân chia ra với nhiều loại khác nhau như c20, c30, c40,…

Áp dụng TCVN 3105:1993 và TCVN 4453:1995, mẫu thử được sử dụng để đo cường độ là bê tông có hình dạng lập phương với kích thước của các cạnh tương ứng 150mm. Toàn bộ khối lập phương này được bảo dưỡng trong một điều kiện tiêu chuẩn theo những quy định của TCVN đã đề cập, trong 28 ngày khi khối bê tông được ninh kết.

Mác bê tông được ký hiệu riêng biệt theo tiêu chuẩn của Việt Nam

Trải qua quá trình này, mẫu bê tông sẽ được đưa vào máy né và tiến hành đo ứng suất nén hủy mẫu. Chính vì thế, để xác định được cường độ chịu nén chính xác của mẫu bê tông thì dựa vào đó với đơn vị tính là daN/cm2 (kg/cm2) hoặc MPa(N/mm2).

Bảng quy đổi mác bê tông là bảng được đưa ra để xác định cường độ chịu nén của bê tông.

Mác bê tông là gì?

Chỉ số quy mác bê tông là cường độ chịu nén của khối bê tông trong điều kiện tiêu chuẩn mà nó có thể chịu lực. Đơn vị này được ký hiệu là M, tính theo đơn vị kG/cm2.

Xác định bằng phương pháp lấy mẫu thử theo khối có hình lập phương và đo lường khả năng chịu nén của nó trên mẫu thử tiêu chuẩn có cạnh 15cm (150x150x150mm).

Chỉ số quy mác bê tông là cường độ chịu nén của khối bê tông trong điều kiện tiêu chuẩn

Một số quy đổi mác bê tông phổ biến nhất hiện nay là quy đổi mác bê tông c30, M50, M100, M450, M600, M700, M500,…

Cấp độ bền bê tông

Cấp độ bền của bê tông về cơ bản là thể hiện cường độ đặc trưng của mẫu thử theo hình dạng khối lập phương và được thể hiện dưới các ký hiệu cũng như xác định bằng quy đổi mác bê tông ngày nay.

Cấp độ bền của bê tông về cơ bản là thể hiện cường độ đặc trưng của mẫu thử theo hình dạng khối lập phương

Hiện nay theo tiêu chuẩn mới tại thị trường Việt Nam, quy đổi mác bê tông đã được thay thế bởi cấp độ bền của bê tông. Chỉ số này được xác định trong điều kiện nghiệm thu cũng như bảo hộ trong quá trình thí nghiệm nén khối bê tông trong vòng 28 ngày.

bang-quy-doi-mac-be-tong-cap-do-ben-be-tong-1

Bảng quy đổi mác bê tông và cấp độ bền

Trong lĩnh vực xây dựng, có nhiều đơn vị, doanh nghiệp dùng thuật ngữ thi công khác nhau. Có đơn vị dùng mác bê tông, có nơi lại dùng cấp độ bền bê tông. Nhìn chung thì chúng đều biểu đạt quy định mác bê tông hay cường độ chịu nén của bê tông. Dưới đây là bảng quy đổi mác bê tông ra cấp độ bền.

Bảng quy đổi mác bê tông sang cấp độ bền

Cấp độ bền (B)

Cường độ chịu nén (Mpa)

Mác bê tông (M)

B3.5

4.5 50

B5

6.42 75

B7.5

9.63

100

B10

12.84

B12.5 16.05

150

B15

19.27

200

B20

25.69

250

B22.5

28.9

300

B25

32.11

B27.5

35.32

350

B30

38.53

400

B35

44.95

450

B40

51.37

500

B45

57.8

600

B50

64.22

B55

70.64

700

B60

77.06

800

B65

83.48

B70

89.9

900

B75

96.33

B80

102.75

1000

Theo tiêu chuẩn của liên minh Châu Âu (EC2), cấp bền của bê tông được ký hiệu là C. Mời các bạn tham khảo bảng quy đổi mác bê tông C sang M hoặc B của Việt Nam

Bảng quy đổi mác bê tông C sang M

Cấp cường độ bê tông

Theo tiêu chuẩn Châu Âu

Theo tiêu chuẩn Trung Quốc

Cường độ nén mẫu trụ D15x30cm – fck,cyl (Mpa) Cường độ nén mẫu lập phương 15cm – fck,cub (Mpa)

Cường độ nén lập phương 15cm – fcu,k (Mpa)

C8/10

8

10

C12/15

12

15

15

C16/20

16

20

20

C20/25

20

25

25

C25/30

25

30

30

C35

28,6

35

35

C30/37

30

37

C40

32

40

40

C35/45

35

45

45

C40/50

40

50

50

C45/55

45

55

55

C50/60

50

60

60

C65

53,6

65

65

C55/67

55

67

C70

56,9

70

70

C60/75

60

75

75

C80

65

80

80

C70/85

70

85

C80/95

80

95

C90/105

90

105

C100/115

100

115

Quy định về lấy mẫu bê tông

Theo tiêu chuẩn TCVN 4453:1995 của Việt Nam – Kết cấu của bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – Quy trình lấy mẫu bê tông được quy định rõ ràng như sau:

  • Các mẫu thử dùng để kiểm tra cường độ bê tông được lấy tại vị trí đổ bê tông và bảo dưỡng ẩm theo tiêu chuẩn TCVN 3105:1993.
  • Các mẫu thí nghiệm dùng để xác định cường độ bê tông phải được lấy theo từng tổ, mỗi tổ có ba viên mẫu lấy cùng chỗ và cùng lúc theo quy định của tiêu chuẩn TCVN 3105:1993. Kích thước của các viên mẫu tiêu chuẩn là 15 ×15 × 15cm.

Theo tiêu chuẩn TCVN 4453:1995 của Việt Nam – Kết cấu của bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – Quy trình lấy mẫu bê tông được quy định rõ ràng

Số lượng tổ mẫu được quy định theo khối lượng

Bảng quy đổi mác bê tông được đưa ra dựa vào những yếu tố sau:

  • Đối với bê tông có khối lớn cứ 500m3 thì lấy 1 tổ mẫu khi bê tông trong khối đổ đấy lớn hơn 1000m3 và cứ trong 250m3 lấy 1 tổ mẫu khi bê tông trong một khối đổ đó dưới 1000m3.
  • Đối với các khối móng có diện tích lớn, cứ 100m3 bê tông thì lấy một tổ mẫu không được ít hơn một tổ mẫu cho 1 khối móng.
  • Đối với khối bê tông móng bệ máy có khối đổ lớn trên 50m3 lấy một tổ mẫu ngay khi khối lượng của nó ít hơn 50m3.
  • Đối với hệ thống khung và các kết cấu móng thì cứ 20m3 bê tông lấy một tổ mẫu.
  • Trường hợp quý khách đổ bê tông có các kết cấu đơn chiếc thì khi cần vẫn phải lấy một tổ mẫu.
  • Đối với dạng bê tông nền, ở mặt đường thì cứ 200m3 bê tông lấy một tổ mẫu. Nếu khối lượng của bê tông ít hơn 200m3 thì vẫn phải lấy 1 tổ mẫu.
  • Để kiểm tra được tính chống thấm nước của bê tông, thì cứ 500m3 lấy 1 tổ mẫu. Nếu khối lượng của bê tông ít hơn vấn lấy một tổ mẫu.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *