Thước lỗ ban là gì có lẽ một khái niệm khá mới mẻ với một số người. Thật ra nó không quá mới, đó là vật dụng quen thuộc được sử dụng nhiều trong phong thuỷ. Từ việc đo đạc các nội thất nhỏ cho đến các công trình lớn như xây nhà, sửa chữa nhà, làm mộ phần hầu như đều cần đến nó. Để hiểu rõ hơn dụng cụ này là gì, xin mời bạn tham khảo bài viết bên dưới nhé.
Thông tin về thước lỗ ban
Lỗ Ban sinh ra ở nước Lỗ. Tên thật là Công Du Ban, cũng còn gọi là Công Du Tử. Tên cách điệu [đồng âm] là Ban Ban, nhưng ông được nhắc thường nhất [như] là Lỗ Ban. Ông được biết đến là một kỹ sư xây dựng nổi tiếng và thợ thủ công trong lịch sử Trung Quốc và từng một lần làm quan trong bộ xây dựng. Thước lỗ ban ra đời từ cái tên này.
Lỗ Ban sinh vào buổi chiều ngày 7 tháng 5 năm 507 trước Công nguyên. Lúc ông được sinh ra, những con sếu tụ tập lại và một mùi thơm kỳ lạ lan tỏa khắp ngôi nhà. Tất cả những người dân đều ngạc nhiên bởi điều đó. Đó là điềm lành chứng tỏ một vị Thần sắp chuyển sinh vào thân người.
Khi ông còn trẻ, ông không thích đọc và viết. Thay vào đó, ông rất quan tâm đến những nghề thủ công mỹ nghệ như là điêu khắc. Khoảng 15 tuổi, ông đột nhiên nhận ra mục đích trong cuộc sống của mình và đi học với thầy Đoan Mộc. Sau nhiều tháng học hỏi cho thấu đáo, ông đã tinh thông nghề này. Lỗ Ban lui tới nhiều nước khác nhau, đề xuất với họ cần phải tôn trọng nước Chu (một nước thời bấy giờ), nhưng những nước này không nghe theo ông. Vì thế ông rút lui khỏi xã hội người thường và sống ẩn dật ở phía nam núi Đái Sơn, cũng được biết với cái tên “Tiểu Dương Sơn”.
Mười ba năm trôi qua, một ngày nọ, ông ra ngoài và tình cờ gặp Cựu Bao, họ hàn huyên với nhau khá lâu. Cuối cùng, Lỗ Ban nhận Cựu Bao làm thầy và học điêu khắc và học vẽ. Lỗ Ban muốn mang đến một cách nhìn hoàn toàn mới cho văn hóa Trung Quốc. Lỗ Ban học tập với sự tập trung mạnh mẽ, học làm mộc, chạm đá, và những kỹ năng khác. Ông đã sáng tạo ra nhiều công cụ kỳ diệu và dạy nhiều học trò
Thước lỗ ban là gì?
Thước vật dụng quen thuộc đối với hầu hết mọi người từ trẻ nhỏ đến người lớn. Là vật dụng dùng để đo đạc kích thước. Đặc biệt hơn các loại thước bình thường khác, loại thước này trên bề mặt có thông số đo lường và đánh dấu các cung giúp phân biệt khoảng tốt, xấu để người thợ chọn được kích thước đẹp, hợp phong thuỷ. Thước lỗ ban có xuất xứ từ đâu? Bắt đầu từ tên gọi của người đã phát minh ra nó. Lỗ Ban là tên gọi của ông tổ nghề mộc và nghề xây dựng. Ông là người nước Lỗ (thuộc tỉnh Sơn Đông ngày nay) sống vào thời Xuân Thu. Vậy thước lỗ ban phong thuỷ có nguồn gốc từ Trung Quốc
Ngày nay trong xây nhà, sửa chữa nhà từ sửa chữa cửa, bàn thờ, bếp hay các đồ nội thất khác trong nhà đều có thể sử dụng loại thước này với mong muốn chọn được kích thước đẹp mang lại vận may, tài lộc và xua đuổi tà khí điều không tốt cho gia chủ.
Các loại thước lỗ ban hiện nay
Các hình thái thể hiện của thước cũng khá đa dạng thay đổi dần theo thời gian. Nếu như thời xa xưa thì thước được sử dụng bằng vật liệu là gỗ khá phổ biến với những thanh gỗ khắc các thông số trên đó. Ngày nay để tiện dụng thì được thay bằng dây cuộn, loại thước có thể rút lại và kéo dài ra theo mong muốn. Và hiện đại hơn là có cả thước lỗ ban online. Đó là những phần mềm trên các ứng dụng có thể tải về điện thoại, ipad…tiện lợi và dễ dàng sử dụng người dùng chỉ cần nhập thông số mình mong muốn và xem kết quả. Còn phân về loại thước thì hiện nay có ba loại thước lỗ ban phổ biến, gồm
Thước lỗ ban thông thuỷ
Kích thước lỗ ban của thước này ở khoảng 52,2 cm, còn gọi là thước lỗ ban thông thuỷ. Dùng để đo khoảng không thông thuỷ như cửa chính, cửa sổ, cửa đi cổng, chiều cao tầng,…
Chiều dài chính xác của thước này là 520mm, chia ra 8 cung mỗi cung dài 65mm với tên gọi cung như Quý Nhân, Hiểm Họa, Thiên Tai, Thiên Tài….Trong 8 cung lớn, mỗi cung lại được chia ra làm 5 cung nhỏ dài 13mm . Thứ tự các cung từ trái qua phải, cứ hết 1 chu kỳ (52,2cm) thì các cung lặp lại
Thước lỗ ban dương trạch
Còn được gọi là thước lỗ ban 42,9cm, được chia thành 8 cung lớn như Tài, Bệnh, Ly, Nghĩa, Quan, Nạn….. Mỗi cung lớn lại được chia ra 4 cung nhỏ, mỗi cung nhỏ dài 13,4mm.Cứ hết chiều dài 42,9cm thì một chu kỳ lại lặp lại.
Loại này được sử dụng nhiều trong khối xây dựng nên thường được gọi là thước lỗ ban xây dựng. Dùng để đo khối đặc như kích thước bàn thờ, giường ngủ, bếp, kệ bậc…
Thước lỗ ban âm phần
Còn gọi là thước lỗ ban 38,8cm hay 39cm, đó cũng chính là chiều dài 1 chu kì. Thước được chia làm 10 cung như Đinh, Hại, Vượng, Khổ, Nghĩa… mỗi cung dài 3,88cm. Mỗi một cung lớn lại có 4 cung nhỏ, mỗi cung nhỏ dài 9,75mmm. Hết một chu kỳ tức 38,8cm là một kỳ mới lặp lại. Loại thước lỗ ban này thường dùng để đo kích thước bàn thờ, tủ, mộ phần…
Cách tra thước lỗ ban chuẩn
Trong thước đo có những vạch đỏ (mang ý nghĩa tốt đẹp) và những vạch đen (mang ý nghĩa xấu). Khi muốn có kích thước đẹp, hợp phong thuỷ bạn chỉ việc dùng thước kéo đến kích thước có vạch đỏ. Tuy nhiên cũng phải hợp lý không phải cứ kéo đến vạch đỏ là đều đúng đều phù hợp. Ví dụ: nếu xây nhà thì nên dùng thước kéo đến chỉ số có ý nghĩa như hút tinh (phúc đến), hỉ sự (vui mừng)…đối với nhà hàng thì nên dùng chỉ số thước như thêm đinh (thêm người),…Với công thì thì thuận khoa (thuận lợi), đăng khoa (lên chức…). Hay với nhà kho thì thiên khố (kho của), tiến bảo (dâng báu)…
Mỗi một loại thước lỗ ba có những cung khác nhau. Mỗi một cung lại mang ý nghĩa khác nhau phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Do đó không thể nào áp dụng chung quy cho tất cả vì vậy bạn phải có sự tìm hiểu thêm hoặc nghe tư vấn từ các nhà phong thuỷ để có được chuẩn xác trong sử dụng. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng các bảng tra kích thước lỗ ban chuẩn trên internet.
Kết luận
Trên đây là một số thông cơ bản về thước lỗ ban mà Blog Xây dựng gửi đến bạn. Hy vọng thông tin sẽ hữu ích cho bạn, giúp bạn có được kiến thức về dụng cụ này cũng như cách sử dụng chuẩn nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.