Trọng lượng thép hộp có ý nghĩa quan trọng, giúp các kỹ sư, nhà thầu…tính toán nhanh khối lượng thép hộp cần dùng hoặc tính trọng lượng thép hộp trong kết cấu xây dựng, nội thất hoặc trong sản phẩm…
Cách tính trọng lượng thép hộp chữ nhật
Khối lượng thép( kg)= [ 2 x T( mm) x{ A1( mm)+ A2( mm) }- 4 x T( mm) x T( mm)] z tỷ trọng (g/ cm3) x 0,001 x L( m).
Trong đó bao gồm các ký hiệu như sau:
- T: Độ dày
- W: Chiều rộng
- L: Chiều dài
- A: Cạnh
- A1: Cạnh 1
- A2: Cạnh 2
- I. D: Đường kính trong
- O. D: Đường kính ngoài
Ví dụ: thép hộp chữ nhât có kích thước 13 x 26 x 0.8 mm( 6m/ cây)
Sẽ được tính như sau:
Khối lượng thép( kg) = ( 2 x 0,8 x (13+ 26)- 4 x 0,8 x 0,8) x 7,85 x 0,001 x 6= 2,82 (kg).
Bảng tra trọng lượng thép hộp chữ nhật
Cách tính trọng lượng thép hộp vuông
Thép hộp vuông là loại có rất nhiều quy cách vì vậy khối lượng của từng cây thép cũng trở nên khác nhau. Không phải ai cũng có khả năng nhớ được khối lượng của từng loại thép hộp và biết cách tính được khối lượng thép hộp. Vì khi một cây thép hộp loại vuông có kích thước khác nhau mà độ dài lại luôn cố định thì khối lượng cũng khác nhau.
Ví dụ: 1 cây thép hộp vuông có kích thước 30 x 30 x 2 (mm)
Sẽ có chiều ngang: 30 x 30 (mm)
Kích thước ngoài: 30 x 30 (mm)
Kích thước trong: 26 x 26 (mm) (Trừ độ dày của cây thép hộp)
Diện tích cắt ngang( tiết diện ngang) sẽ được tính bằng cách:
Tiết diện ngang = (30 x 30 – 26 x 26) =224( mm2) =0.000224( m2)
Khối lượng riêng của sắt luôn luôn = 7850( kg)
Khối lượng 1m thép hộp vuông = 0.000224 x 1 x 7850= 1.7584( kg/m )
Từ đó ta sẽ tính được khối lượng của 1 cây thép hộp vuông 6m = 1.7584 x 6 = 10.5504( kg)
Bảng tra trọng lượng thép hộp vuông
Công thức tính trọng lượng thép hộp tròn
Công thức tính trọng lượng ống thép lý thuyết:
P = (Đường kính – độ dày ống) × Độ dày ống (mm) × chiều dài (m) × 0,02466
Ví dụ: ống thép phi 114 mm (đường kình) × 4 mm (độ dày của ống) × 6 m (chiều dài)
Tính toán: ( 114 – 4 ) × 4 × 6 × 0,02466 = 65.102kg.
Bảng tra trọng lượng thép hộp tròn
Một bó thép hộp bao nhiêu cây ?
Một bó thép hộp bao nhiêu cây hay còn gọi là quy cách bó thép của các nhà máy đều tuân theo các quy định chung, song mỗi nhà máy cũng có như quy chuẩn riêng. Dưới đây là quy cách bó thép chung cơ bản, bạn có thể tham khảo:
- Số lượng cây trên 1 bó là 100 với sắt hộp vuông quy cách từ 12 đến 30 mm
- Số lượng cây trên 1 bó là 25 với sắt hộp vuông quy cách từ 38 đến 90 mm
- Số lượng cây trên 1 bó là 50 với sắt hộp chữ nhật quy cách từ 10×20 đến 30×60 mm
- Số lượng cây trên 1 bó là 20 với sắt hộp chữ nhật quy cách từ 40×80 đến 45×90 mm
- Số lượng cây trên 1 bó là 18 với sắt hộp chữ nhật quy cách từ 50×100 đến 60×120 mm
- Số lượng cây trên 1 bó là 50 với sắt hộp chữ D quy cách 20×40 mm
- Số lượng cây trên 1 bó là 20 với sắt hộp chữ D quy cách 45×85 mm
Một bó thép hộp nặng bao nhiêu kg ?
Trọng lượng của mỗi bó thép hộp sẽ khác nhau tùy vào kích thước, độ dày…Để tính trọng lượng của từng bó theo kích thước, ta áp dụng công thức sau:
Pb = Pc * M
- Pb: trọng lượng mỗi bó
- Pc: trọng lượng mỗi cây
- M: số lượng cây mỗi bó
Ví dụ: Thép hộp 40×80 x 1.2 ly x 6 mét ta có công thức tính trọng lượng cụ thể như sau:
Trọng lượng mỗi cây thép = Pc = (40 + 80 ) x 2 x 1.2 x 6 x 0,00785 = 49,04 kg/cây
Số lượng cây mỗi bó là: M = 32 cây
Trọng lượng mỗi bó thép 40×80 = Pb = Pc x M = 49,04 x 32 = 1.569 kg / bó
Nguyên liệu chính để tạo nên thép hộp là thép và kết hợp với cacbon theo tỉ lệ để tăng độ bền, tính chịu lực của sản phẩm – loại này gọi là thép hộp đen.
Đồng thời, để tăng tính bền và chống ăn mòn cho lớp thép bên trong, người ta mạ một lớp kẽm trên bề mặt thép hộp, loại này gọi là thép hộp mạ kẽm.